Một người bán hàng đếm tiến USD tại một khu chợ ở Caracas, Venezuela. Ảnh: Carolina Cabral / Bloomberg
Có một quốc gia 100 tờ tiền giấy cũng chỉ bằng 230 đồng Việt Nam
Venezuela đã chìm trong lạm phát quá lâu đến mức tiền giấy bolivar về cơ bản chẳng có giá trị gì. Mỗi tờ tiền trị giá khoảng 0,0001 USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại, nghĩa là 100 tờ tiền mới đổi được 1 cent (231,85 VND).
Nhưng vẫn có một tin tích cực là Venezuela đã kết thúc đợt siêu lạm phát kéo dài 4 năm, một trong những đợt lạm phát dài nhất trên thế giới, nhờ chính phủ giảm tốc độ in tiền và đồng USD trở thành đồng tiền được ưa thích ở nước này.
Theo Ngân hàng Trung ương, giá cả đã tăng 7,6% trong tháng 12 so với tháng 11, đánh dấu một năm với lạm phát hàng tháng dưới 50%, ngưỡng mà hầu hết các nhà kinh tế thường sử dụng để xác định siêu lạm phát. Trên cơ sở hàng năm, Venezuela kết thúc năm 2021 với lạm phát ở mức 686,4%.
Chính phủ đã không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, họ chỉ đơn giản ngừng tiếp diễn nguyên nhân gây ra lạm phát - in tiền.
Chi tiêu của chính phủ ít hơn dẫn đến việc in tiền ít lại, giúp cắt giảm thâm hụt tài chính từ 30% (cuối năm 2017) xuống dưới 10% tổng sản phẩm quốc nội vào năm ngoái.
Thay cho đồng bolivar (đơn vị tiền tệ quốc gia), Venezuela đã chấp nhận đồng USD một cách không chính thức. Hơn 60% tất cả các giao dịch được thực hiện bằng đơn vị tiền này. Nên dù đồng bolivar vẫn quan trọng, người ta lại chú ý đến USD nhiều hơn.
Mặc dù đã thoát khỏi siêu lạm phát, quốc gia này vẫn phải chịu một trong những tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.
Trong khi thông tin được cung cấp từ chính phủ ở Venezuela nổi tiếng là không đáng tin cậy, một chỉ số lạm phát song song do các nhà lập pháp đối lập thu thập cũng cho thấy giá cả đã giảm đáng kể vào năm ngoái. Chỉ số Cafe Con Leche của Bloomberg - theo dõi giá một tách cà phê ở Caracas hàng tuần - cho thấy mức tăng cũng đã chững lại, đặc biệt là kể từ khi chính phủ định giá lại tiền tệ của mình, giảm sáu số 0 so với đồng bolivar trước đó.
Chỉ số Cafe Con Leche của Bloomberg |
Ngân hàng Trung ương đã tăng cường các biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối, giữ cho đồng bolivar kỹ thuật số (được biết là một đồng tiền mới) tương đối ổn định. Kể từ tháng 10, họ đã tăng hơn gấp đôi nguồn cung USD ra thị trường, bơm tới 100 triệu USD mỗi tuần và giữ tỷ giá hối đoái dưới 5 bolivar/ USD.
Không ít người tự hỏi liệu chính phủ có tiền để tiếp tục chính sách hay không. Dự trữ của ngân hàng trung ương đã giảm xuống dưới 6 tỉ USD, thấp nhất trong ít nhất 30 năm, không bao gồm các quỹ IMF mà chính phủ không thể tiếp cận. Các nhà phân tích cho biết chính phủ có thể sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ và các nguồn thu nhập ngoại tệ khác để can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Không sớm thì muộn, chúng ta rồi sẽ thấy một sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái quan trọng và điều đó sẽ có tác động lớn đến giá cả.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh doanh qua livestream bùng nổ, hỗ trợ cả vấn đề ngoại giao của Trung Quốc
Nguồn Bloomberg