Nguồn ảnh: AP
Cơ hội phát triển ở Châu Á cho dù đại dịch có xảy ra hay không
Tăng trưởng thị trường tại châu Á
Theo Asia Times Financial, tác động của đại dịch COVID-19 rõ ràng là sự gián đoạn lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh mà tất cả chúng ta đã trải qua. Khi cuộc khủng hoảng tiếp tục ảnh hưởng ở khắp mọi nơi theo những cách khác nhau, đây vẫn là thời điểm "không chắc chắn" đối với nhiều chủ doanh nghiệp.
Đối với những nhà xuất nhập khẩu thương mại hoặc kinh doanh dịch vụ liên quan, tình hình đang rất khó khăn. Trong đại dịch COVID-19, nhiều công ty phải thay đổi mô hình kinh doanh để phục vụ khách hàng thông qua thương mại điện tử, vào thời điểm năng lực logistics trong nước bị co cụm và các chuyến bay quốc tế giảm đáng kể.
COVID-19 thay đổi tương lai của các hoạt động logistics trên toàn cầu. Nguồn ảnh:TI Insight. |
Đối với nhiều nước, cơ hội sản xuất các sản phẩm thay thế tại địa phương, bao gồm nước rửa tay và khẩu trang vải, đã gặp phải sự thiếu hụt nguyên liệu nhập khẩu. Những thách thức và quy tắc mới cùng với những tác động bi thảm của đợt bùng phát kéo dài ở khắp châu Á khiến bức tranh tổng thể của kinh tế châu Á khá ảm đạm.
Nhưng nhìn xa hơn những cú sốc gần đây đối với nền kinh tế và chuỗi cung ứng, thì nước Úc nói riêng và châu Á nói chung vẫn có cơ hội phát triển các kế hoạch hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng.
Báo cáo chuyên sâu mới nhất của ngân hàng ANZ mang tên “Báo cáo Cơ hội châu Á 2020” nhằm mục đích khám phá tương lai kinh doanh ở Châu Á và khả năng của nước Úc để tận dụng các mối quan hệ hiện có với các nước láng giềng trên khắp châu Á.
Đối với một số chủ doanh nghiệp, điều này có nghĩa là sự tiếp tục cam kết dài hạn với thị trường châu Á. Đối với những người khác, nó có thể mang lại cơ hội phục hồi.
Báo cáo cũng đề cập đến một số xu hướng chính, bao gồm sự gia tăng của thanh toán kỹ thuật số, thay đổi ngày càng tăng đối với chuỗi cung ứng, đánh giá lại các thị trường và hoạt động kinh tế khác nhau. Theo đó, đánh giá cách đầu tư vào một loạt các thị trường đa dạng giúp giảm tác động của sự gián đoạn trong tương lai.
Trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trên khắp châu Á đã vượt lên đáng kể so với các đối tác thương mại phương Tây ở Anh, EU và Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, châu Á có thể phục hồi tương đối tốt sau cuộc khủng hoảng COVID-19 và tiếp tục sự thèm muốn mạnh mẽ trước đây đối với hàng hóa và dịch vụ của Úc.
Nếu vậy, cơ hội vượt qua cơn bão và phục hồi sau tác động của COVID-19 ở Úc và châu Á sẽ nhanh hơn các nền kinh tế phương Tây khác.
Theo một khảo sát trong vòng 6 năm, ASEAN đã tiếp tục nổi bật như một khu vực để đầu tư kinh doanh. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA) thành lập năm 2013 giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường trong khu vực với tổng dân số gần 700 triệu người tiêu dùng.
Các khu vực mà các doanh nghiệp hiện có / dự định có hoạt động kinh doanh. Nguồn ảnh: Dữ liệu khảo sát của ANZ. |
Có đến 64% những người trả lời khảo sát đang có kế hoạch kinh doanh ở châu Á. Họ đang lập kế hoạch cho các thị trường ASEAN, so với 54% ở Trung Quốc. Đây là một sự thay đổi dần dần theo thời gian, do các yếu tố khác nhau bao gồm các quy định và chi phí hoạt động gia tăng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, có tới 69% những người trả lời khảo sát đã có hoạt động kinh doanh ở châu Á vẫn chọn Trung Quốc, so với 63% ở ASEAN.
Cơ hội của ASEAN vẫn tiếp tục phát triển bất chấp sự gián đoạn thương mại đang diễn ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Úc đã thiết lập Hiệp định Thương mại Tự do mới với Indonesia trong năm nay và cũng ký kết Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số Úc-Singapore. Các hiệp định này sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Úc tham gia và hưởng lợi từ thương mại xuyên biên giới.
Đa dạng hóa thành nhiều thị trường giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh có thể gặp phải như thiên tai, cú sốc kinh tế và các sự kiện chính trị bởi việc tập trung cơ sở khách hàng và chuỗi cung ứng trong cùng một khu vực.
Mặt khác, hoạt động trên nhiều thị trường làm tăng độ phức tạp, do sự khác biệt trong việc tuân thủ các quy định. Tuy nhiên, điều này có thể giảm thiểu bằng cách tận dụng các mối quan hệ tại các trung tâm thương mại như Singapore và Hồng Kông. Có đến 30% các nhà xuất khẩu sang châu Á thiết lập một trung tâm ở Singapore và hoặc Hồng Kông để giúp tiếp cận các khu vực lân cận.
Rõ ràng việc sử dụng thương mại điện tử tăng đột biến trong thời kỳ đại dịch nhưng xu hướng tăng trưởng vốn đã diễn ra tốt trước năm 2020. Tuy nhiên, việc tạo ra một cửa hàng kỹ thuật số nhanh chóng không phải là một giải pháp kỳ diệu.
Sự hiện diện thương mại điện tử phải được kết hợp với tiếp thị và truyền thông xã hội để khách hàng có thể khám phá và tương tác với thương hiệu trước khi mua hàng. Sự gia tăng nhanh chóng trong việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số cho các giao dịch mua hàng trực tuyến, trong bối cảnh bán lẻ không dùng tiền mặt đang ngày một tăng.
Cơ hội cho nước Úc
Trong những năm gần đây, Úc có vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường châu Á. Bất chấp sự gián đoạn do đại dịch toàn cầu và các xung đột địa chính trị khác nhau, cơ hội thành công dựa trên nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ chất lượng của Úc vẫn còn.
Trong năm 2019, 1/5 việc làm trong nền kinh tế Úc có liên quan trực tiếp đến các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Sự phục hồi của thương mại quốc tế là rất quan trọng để Úc lấy lại vị trí đã mất do ảnh hưởng của COVID-19.
Ngoài các biện pháp hỗ trợ và kích thích kinh tế tức thời của chính phủ Úc, còn có những cách khác mà các doanh nghiệp Úc có thể tham gia với châu Á và mang lại cơ hội tiếp tục thành công.
Đại diện ngân hàng ANZ cho rằng: “Úc sẽ phục hồi, trỗi dậy mạnh mẽ hơn và chuẩn bị tốt hơn để phát triển mạnh trong nền kinh tế toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm:
► Sẽ có một cú sốc giá dầu chấn động châu Á sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ