Có hay không nguy cơ giảm phát ở Châu Âu?
Một quan chức cấp cao củaNgân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết việc lạm phát giảm ở Châu Âu có thểsẽ còn tiếp tục, nhưng sẽ không dẫn đến giảm phát vì nền kinh tế châu Âu đangtrong giai đoạn phục hồi và lạm phát được kỳ vọng duy trì ở mức khoảng 2%.
Thành viên Ban điềuhành ECB, ông Benoit Coeure cho biết tình hình kinh tế Châu Âu đang dần ổn địnhvà lĩnh vực ngân hàng được tăng cường. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sáchcần phải có kế hoạch cải cách rõ ràng nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và khuyếnkhích đầu tư kinh doanh.
Lạm phát ở khu vực đồngEuro hiện ở mức 0,7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu '2% hoặc thấp hơn'. Một sốthành viên ECB cho biết họ đang tiến hành những biện pháp mới nhằm ngăn chặn ảnhhưởng của việc giảm phát đến triển vọng kinh tế.
“Chúng tôi hành động vìmuốn giữ một khoảng cách an toàn, đảm bảo lạm phát trên mức 0%, chứ không phảivì những rủi ro trong giảm phát ở khu vực đồng Euro”, ông Coeure nói.
Lạm phát thấp trong khuvực đồng Euro khiến ECB phải cắt giảm lãi suất tái cấp vốn của mình ở mức thấp kỷlục 0,25% hồi đầu tháng này. Tuy nhiên, một số quan chức đã bỏ phiếu chống lạiđộng thái này, dấy lên lo ngại về sự chia rẽ trong nội bộ ECB.
Ông Coeure cũng cho biết,nền kinh tế trong khu vực đồng Euro đang tăng trưởng trở lại, lạm phát cũng sẽdần giảm trở lại mức thấp dưới 2%, nhưng một mình chính sách tiền tệ không thểđảm bảo cho sự phục hồi kinh tế bền vững. Việc cải tổ Eurozone cũng là điều cầnthiết để nâng cao tiềm năng tăng trưởng, tránh việc kỳ vọng tăng trưởng thấpkhiến các công ty trì hoãn đầu tư.
Tuần trước, Chủ tịchECB, ông Mario Draghi cho biết ECB đã tích cực xem xét những tác động tiêu cựccủa việc đặt lãi suất huy động ở mức 0% đến khu vực. Động thái này khiến cho cácngân hàng sẽ chỉ phải trả một khoản phí hợp lý để giữ tiền của họ qua đêm, khuyếnkhích ngân hàng cho vay nhiều hơn và giảm bớt áp lực giảm phát.
Nguồn Reuters/ Dân Việt