Cơ cấu quyền lực của Triều Tiên sắp được hé lộ
Phiên họp thứ ba của Hội nghị Nhân dân Tối cao thứ 13 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ quy tụ 687 đại biểu.
Thực ra người ta biết rất ít về cách thức thực quyền được áp dụng và các quyết định được thực hiện như thế nào bên trong chế độ khép kín này. Song các chuyên gia phân tích và các cơ quan tình báo nước ngoài thường nghiên cứu những phiên họp công khai để đánh giá ai có thể giành thế lực, họ có thể tác động ra sao đến các chính sách kinh tế và an ninh.
Không có khả năng để theo đuổi cải cách?
Ông Ahn Chan-il, một người Triều Tiên đào tẩu và là người đứng đầu Học viện Thế giới về Nghiên cứu Triều Tiên, cho rằng những người vừa được ông Kim Jong-un bổ nhiệm là các nhà lãnh đạo đảng và quân đội lớn tuổi có liên hệ chặt chẽ với các chính sách ủng hộ phát triển hạt nhân của thân phụ ông. Ông Ahn nói các quyết định này cho thấy ông Kim không có khả năng theo đuổi những cải cách mà ban đầu có thể ông đã mong muốn.
Ông Ahn nói trong việc xây dựng và phát triển vũ khí hạt nhân, củng cố một cách thiếu đồng bộ quyền lực và tổ chức quân đội chiến lược, chế độ Kim Jong-un có thể đang tìm cách đi ra khỏi chính sách đặt quân đội lên hàng đầu. Nhưng ông Kim không thể thoát ra được và vẫn còn luẩn quẩn ở nguyên một chỗ.
Ông Jang Jin-seong, cũng là một người Triều Tiên đào tẩu và là giáo sư tại trường Đại học Leiden ở Hà Lan, tin rằng ông Kim Jong-un bị kẹt trong cơ chế quyền lực do cha ông thiết lập.
Ông Jang nói sự khác biệt giữa ông Kim Jong-il và ông Kim Jong-un là ông Kim Jong-il là một nhà lãnh đạo tự lập, trong khi ông Kim Jong-un là một người thừa kế. Đây là một sự khác biệt lớn.
>>> Đọc toàn bài trên báo Lao Động
Nguồn Lao Động