Chủ Nhật | 22/04/2012 12:05

Cơ cấu dân số: Gót chân Asin của Trung Quốc

Bên cạnh vô vàn những khó khăn đang phải đối mặt, điểm yếu chí mạng của Trung Quốc nằm chính ở vấn đề nhân khẩu.

Giống như người anh hùngAchilles trong sử thi Iliad, Trung Quốc dường như là một gã khổng lồ bất khảchiến bại.

Năm 2010, nước này vượt qua Mỹ về sản lượng hàng hóa sản xuất, mứcnăng lượng và số lượng xe ôtô tiêu thụ. Chi phí cho quốc phòng cũng tăng trưởngtrung bình 16% một năm trong vòng 20 năm qua.

Theo quỹ tiền tệ thế giới IMF,Trung Quốc sẽ soán mất ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ (xét trêngiá trị sức mua) vào năm 2017.

Tuy nhiên, cũng như câu chuyện về gót chânAchilles, nền kinh tế Trung Quốc cũng mang một điểm yếu. Bên cạnh vô vàn nhữngkhó khăn đang phải đối mặt, điểm yếu chí mạng của quốc gia này nằm chính ở vấnđề nhân khẩu.

Minh họa trên Economist
Trung Quốc sẽ soán mất ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ (xét trêngiá trị sức mua) vào năm 2017.

Trong vòng 30 năm qua, tổng tỷ suất sinh củaTrung Quốc – tức là số trẻ mà một người phụ nữ nước này có thể sinh ra trong cảcuộc đời - đã giảm từ 2,6 (cao hơn mức cần thiết để duy trì sự bình ổn dân số)xuống còn 1,56 (thấp hơn mức cần thiết nói trên).

Bởi lẽ mức sinh quá thấp cóthể tiếp tục duy trì ở các thế hệ kế tiếp, khi những người là con một trong giađình cũng chỉ muốn sinh một con, Trung Quốc hiện nay nhiều khả năng phải đốimặt với một thời kì siêu giảm tỷ suất sinh kéo dài, mặc cho chính sách một concủa họ đang được thực thi như thế nào chăng nữa.

Chính phủ Trung Quốc đã phải đưa ra nhữngđiều chỉnh nhỏ đối với chính sách này, song tình trạng sinh nở thấp như hiệnnay vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở những khu vực dân cư giàu có của đấtnước. Thượng Hải công bố tỷ suất sinh chỉ đạt 0,6 vào năm 2010 và đây có lẽ làmức thấp nhất trên toàn thế giới.

Theo như ban chuyên trách về vấn đề dân sốcủa Liên hợp quốc, tỉ suất sinh của quốc gia này sẽ còn tiếp tục giảm, đạt consố 1,51 trong khoảng năm từ 2015-2010. Trong khi đó, con số này của Mỹ là2,08 và đang có chiều hướng gia tăng.

Chênh lệch giữa hai con số 1,56 và 2,08 cóthể không nhiều, nhưng về lâu về dài, nó sẽ đem đến những tác động lớn cho xãhội.

Từ giờ cho tới năm 2050 dân số Trung Quốc sẽ giảm nhẹ, từ 1,34 tỉ ngườivào năm 2010 xuống dưới 1,3 tỉ người vào năm 2050. Điều này cho thấy sự cầnthiết của việc tái thúc đẩy tỉ suất sinh ở Trung Quốc.

Nếu mức này duy trì thấpnhư hiện nay, dân số Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 1 tỉ người cho đến năm 2060.Ngược lại, dân số Hoa Kỳ được xác định sẽ tăng 30% trong vòng 40 năm tới.

Khác biệt giữa hai quốc gia còn đáng kinhngạc hơn nếu ta nhìn vào mức tuổi trung bình của người dân.

Vào năm 1980, mứctuổi trung bình của dân số Trung Quốc là 22 (tức là một nửa dân số sẽ già hơnvà một nửa dân số sẽ trẻ hơn 22 tuổi). Đây chính là con số lý tưởng cho mộtquốc gia đang phát triển với mức dân số trẻ.

Giờ đây, con số này đã lên tới34,5, cao gần bằng mức tuổi trung bình của Mỹ là 37. Đồng thời, dân số TrungQuốc cũng đang già hóa với tốc độ chưa từng có tiền lệ.

Khi số trẻ sinh ra ngàycàng ít và một lượng lớn dân cư thuộc nhiều thế hệ đang già đi, dự đoán đến năm2050, mức tuổi trung bình ở Trung Quốc sẽ đạt con số 49, so với mức 40 của HoaKỳ tính cùng thời điểm. Uỷ ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Thượng Hải chohay hơn một phần ba dân số của thành phố này sẽ có độ tuổi trên 60 vào năm2020.

Khuynh hướng này sẽ gây ra những hậu quả sâusắc tới hệ thống tài chính và bộ mặt xã hội của Trung Quốc. Nó đồng nghĩa vớiviệc nước này sẽ phải cơi nới ngân sách chi trả tiền lương hưu.

Dù đã thiết lậpquỹ lương hưu quốc gia vào năm 2000, chỉ có khoảng 365 triệu người Trung Quốc đượcnhận lương hưu chính thức hàng tháng và bản thân hệ thống này cũng đang gặpkhủng hoảng.

Khác với các quốc gia phát triển khác, Trung Quốc sẽ “già hóa”trước khi kịp trở nên “giàu có”. Hiện tại, 8,2% dân số nước này đạt trên 65tuổi.

Thêm vào đó, già hóa dân số nhanh chóng cũngdẫn tới “hiện tượng 4 -2 -1”, tức làmỗi1 người con sẽ phải gánh vác trách nhiệm với cha, mẹ mình và bốn người ông, bà.

Ngay cả với mức tiết kiệm cực cao, thế hệ trẻ Trung Quốc cũng khó lòng chi trảđược gánh nặng kinh tế này. Vậy nên, hầu hết những người già ở nước này sẽ phảinương nhờ chủ yếu vào các nguồn trợ cấp an sinh xã hội.

Nhưng đó cũng mới chỉ là một phần của vấn đề.Từ năm 2010 tới 2050, thị phần lao động vốn đang ở mức khá cao của Trung Quốcsẽ sụt giảm đáng kể, từ 72% xuống còn 61%. Điều đó có nghĩa là chỉ số phụ thuộccủa người cao tuổi cũng sẽ tăng vọt.

Đáng lo ngại hơn, vào năm 2050, số ngườiđến tuổi về hưu (trên 50 tuổi) của nước này sẽ tăng hơn 10% và số lao độngtrình độ cao, đóng góp nhiều cho xã hội (ở khoảng tuổi 20) sẽ giảm đi mộtnửa.

Biến động nhân khẩu này báo hiệu hồi kếttrong vai trò “nhà máy của thế giới” của Trung Quốc. Nguồn lao động chi phíthấp tưởng chừng như vô tận của nước này cũng đang bắt đầu cạn kiệt.

Mặc chovẫn còn rất nhiều khối dân cư ngoài lao động, Trung Quốc đã thực sự phải đốimặt với tình trạng thiếu hụt lao động phổ thông. Khi nguồn nhân lực nước nàybắt đầu sụt giảm mạnh sau năm 2013, tình trạng này sẽ tồi tệ hơn.

Hãng tuyểndụng kinh doanh Manpower chỉ ra rằng đến năm 2030, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩulao động nước ngoài thay vì xuất khẩu lao động trong nước.

Tình trạng nhập cư diễn ra trên quy mô lớncũng đem tới những tác hại của riêng nó. Hoa Kỳ là một trong số các quốc giahiếm hoi tìm ra được biện pháp biến lượng dân nhập cư khổng lồ trở thành độingũ lao động lành nghề cho đất nước.

Song, ta nên nhớ rằng Hoa Kỳ là quốc giavới môi trường xã hội mở, đa sắc tộc cùng lịch sử nhập cư lâu dài và có thể chếchính trị, pháp luật vững chắc; những yếu tố không thể tìm thấy ở TrungQuốc.

Nhưng Trung Quốc cũng khôngphải là nước duy nhất đang phải đối mặt với những vấn đề nêu trên; không kểnước này còn có những ưu thế nhất định trong định hướng giải quyết, thể hiệnqua chỉ số thuế rất thấp (giúp mở đường cho việc tăng thuế trong tương lai) vàmức kì vọng công vào phúc lợi nhỏ.

Dù vậy, tình hình ở Trung Quốc cũng khá nangiải xét trên hai khía cạnh.

Một là, Trung Quốc nghèo hơn nhiều so với các quốcgia đang chịu cảnh già hóa dân số khác và hai là, sự chuyển dịch nhân khẩu củanước này diễn ra khá đột ngột.

Nhiều khả năng nước này sẽ thất bại trong việcphát triển nền kinh tế vượt lên trên những vấn đề dân số của mình, khi chínhnhững vấn đề này sẽ làm tụt hạng chỉ số tăng trưởng. “Gót chân Achilles” củaTrung Quốc sẽ không hạ gục nền kinh tế, song chắc chắn nó sẽ gây cho “ngườikhổng lồ” nhiều khó khăn.

Nguồn Economist/DVT


Sự kiện