Chuyến thăm Bắc Kinh nóng bỏng của phó Tổng thống Mỹ
Chuyến thăm Bắc Kinh của phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nâng từ cuộc thăm viếng thúc đẩy thương mại thông thường trở thành nhiệm vụ ngoại giao khẩn cấp.
Ông Biden giờ đây có nhiệm vụ làm dịu căng thẳng giữaTrung Quốc và các nước láng giềng để tránh xung đột leo thang. Khả năng xung độtkhu vực đã trở nên hiện hữu với tuyên bố gần đây của Bắc Kinh thành lậpvùng phòng không bao gồm cả khu vực tranh chấp với Nhật Bản.
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Biden là cơ hội đầutiên để lãnh đạo Hoa Kỳ có thể thảo luận cao cấp, mặt đối mặt với chủ nhà về căng thẳng leothang và các vấn đề khác .
Bên cạnh đó, chính quyền ông Obama đã báo động Hàn Quốc về lo lắng của họ với kế hoạch kinh tế gần đây của nước này. Seoul dự định cho công ty truyềnthông Trung Quốc Huawei Technologies Inc., phát triển hệ thống mạng không dây Hàn Quốc.
Căng thẳng khu vựcliên quan tới Trung Quốc
Trước khi tới thăm Bắc Kinh ông Biden đã có bài phát biểu họpbáo ở Tokyo, với nội dung cương quyết nhưng lịch thiệp. Nó vừa để động viên cácđồng minh khu vực đang lo lắng về tranh chấp lãnh thổ, vừa muốn tránh một cuộckhẩu chiến với Trung Quốc.
Trung Quốc yêu cầu máy bay quân sự và dân sự phải thông báo thông tinbay trước khi bay vào đây. Các căng thẳng về vùng phòng không đã dẫn tới các dấu hiệu khó hiểu về chính sách của Mỹ khi họ nói với đồng minh và các hãng hàng không dân dụng.
Chính quyền Obama một mặt nói họ chưa hướng dẫn cho các hãnghàng không Mỹ đáp ứng yêu cầu luật lệ mới của Trung Quốc. Mặt khác họ lại nhấnmạnh hướng dẫn các hãng phải tuân thủ theo luật lệ hàng không quốc tế.
Vì vậy, mặc dù máy bay quân sự Mỹ đã bay qua vùng ADIZ màkhông thông báo Trung Quốc, nhiều hãng hàng không Mỹ đã nói sẽ đáp ứng luật lệcủa Trung Quốc.
Tuy nhiên, các hãng Hàn Quốc và Nhật Bản đã không thông báokế hoạch bay cho Bắc Kinh, khiến các quan chức Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.Các hãng này chiếm phần lớn các chuyến bay qua vùng ảnh hưởng.
Vùng ADIZ là chỉ là mối nhức rõ nhất trong mối quan hệ giữacác siêu cường.
Vẫn còn các tranh chấp phức tạp đa quốc gia về tài nguyên vàlãnh thổ ở Biển Đông gần đó. Tháng trước Trung Quốc đã triển khai hàng không mẫuhạm mới của họ.
Đầu tư của Bắc Kinhvào quân sự
Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào quân sự, bao gồm các công nghệnhắm tới việc đối kháng Hoa Kỳ và đồng minh hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Lầu Năm Góc vừa rồi cáo buộc nước này liên tục xâm nhập mạnglưới máy tính Hoa Kỳ. Bên cạnh đó là việc chính phủ Trung Quốc phối hợp với cáchãng tư nhân để thu thập công nghệ quân sự Mỹ, các bí mật chính phủ, vàcác dữ liệucông nghiệp quốc phòng để có ưu thế kinh tế cũng như quân sự.
Cảnh báo với Hàn Quốc về hãng truyền thông Huawei là một phầnchiến dịch của Mỹ để thuyết phục đồng minh không dùng công nghệ Trung Quốc trongcác mạng lưới hạ tầng cơ sở, tránh dẫn tới rủi ro tình báo.
Làm dịu tình hìnhcăng thẳng
Ông Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng có thời gian nói chuyệntrong chuyến thăm Mỹ của chủ tịch hồi 2012. Không rõ mối quan hệ này sẽ ảnh hưởngthế nào tới cuộc gặp. Một mặt nó có thể khiến chủ tịch Tập cởi mở hơn với yêu cầucủa ông Biden, nhưng nó cũng có thể cản trở phó Tổng thống đưa thông điệp mạnhmẽ để gây sức ép rút lại vùng phòng không của Trung Quốc.
Vai trò ban đầu là một chuyến thăm mở rộng thương mại.Hiện nay chuyến thăm của ông Biden đã tập trung vào căng thẳng an ninh. Mục tiêu của ông có vẻ là cho ngườiTrung Quốc cơ hội giảm căng thẳng tình hình. Mục tiêu thứ hai là để các đồngminh Nhật và Hàn đang căng thẳng thấy là có Mỹ tham gia họ sẽ không phải tự thựchiện các hành động rủi ro khác.
“Chúng tôi muốn thấy giảm thiểu căng thẳng và mở rộng ngoạigiao ở biển Hoa Đông. Điều này áp dụng cho tất cả các bên,” một quan chức Mỹnói hôm thứ ba. “Nhưng ngồi ở đây hôm nay, Trung Quốc chính là bên đưa ra nhiềurủi ro, bất ổn có tiềm năng dẫn tới tínhtoán sai và làm căng thẳng tình hình.”
Việc thiết lập vùng phòng không hôm 23/11 của Trung Quốc đãép Mỹ phải hành động rõ ràng hơn. Trong những tranh chấp về các hòn đảo ĐiếuNgư/Senkaku diễn ra trước đó Mỹ đã có thể đứng ngoài quan sát.
Sau khi Trung Quốc thông báo thiết lập vùng ADIZ, quan chứcMỹ kết luận là nếu họ không ra tay, có khả năng rủi ro là Nhật sẽ đơn phương hành động. Việc nước này tiếnhành củng cố khả năng kiểm soát chuỗi hòn đảo đó sẽ làm trầm trọng hơn tìnhhình.
Hy vọng Bắc Kinh rút lui trực tiếp về vùng ADIZ là không thựctế, điều này cả quan chức Mỹ và các nhà phân tích cùng đồng ý. Mục tiêu ngắn hạn củaMỹ là ngăn cản các hành động leo thang của Trung Quốc, đặc biệt là trước quyếtđịnh của chính phủ Nhật ra lệnh cho hàng không Nhật phớt lờ quy định trong khuvực ADIZ, và máy bay quân sự của Nhật bay vào đó.
Quan chức Mỹ cũng nói ông Biden sẽ thúc giục Trung Quốckhông lập thêm các vùng phòng không khác. Hành động đó có thể làm nóng lên tìnhhình hơn nữa.
Cùng lúc với Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực từ khinhậm chức, Bắc Kinh cũng theo đuổi chiến lược ngày một rõ ràng để củng cố tuyênbố chủ quyền với các nước láng giềng. Điều này đã thay đổi mục tiêu ban đầu củachuyến thăm của phó tổng thống Mỹ. Nó vốn là nhấn mạnh cam kết của Mỹ tái cân bằngchính sách và tài nguyên về phía châu Á và kích thích quan hệ thương mại.
Nguồn Wall Street Journal