Chương trình mua tài sản của ECB - rào cản lớn của Hy Lạp
Cụ thể trong cuộc họp báo ngày 2/10, Chủ tịch Mario Draghi cho biết, ECB sẽ mua tài sản của nước có xếp hạng tín dụng dưới BBB- nếu nước này tham gia vào chương trình cứu trợ.
Như vậy, để đủ điều kiện tham gia chương trình mua tài sản sắp tới của ECB, Hy Lạp phải nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương. Nói cách khác, Hy Lạp phải lệ thuộc vào các chương trình cứu trợ tài chính do nước này đang bị xếp hạng tín dụng ở dưới mức đầu tư BBB-. Đây rõ ràng là một rào cản lớn đối với ông Samaras trong việc thuyết phục giới đầu tư rằng Hy Lạp có thể tự chi trả cho nhu cầu tài chính trong năm tới.
Tuy nhiên, vị quan chức trên cho biết, chính phủ Hy Lạp có thể tự lựa chọn hình thức giám sát.
Giám sát kinh tế không phải là điều kiện duy nhất để tham gia chương trình mua tài sản của ECB. Theo tài liệu công bố ngày 2/10, các ngân hàng Hy Lạp sẽ phải thế chấp tài sản cho số trái phiếu ECB sẽ mua. Ngoài ra, ECB cũng sẽ mua 30% số trái phiếu đảm bảo bằng tài sản do ngân hàng Hy Lạp phát hành tại các nước thuộc khu vực đồng euro.
Hiện tại, bốn ngân hàng lớn nhất Hy Lạp nắm giữ khoảng 20 tỷ USD trái phiếu bảo đảm bằng đồng euro, theo số liệu của Bloomberg.
Theo Citigroup, kinh tế Hy Lạp cũng như khối ngân hàng nước này sẽ hưởng lợi lớn từ chương trình mua tài sản của ECB. Cụ thể, tính thanh khoản của hệ thống tài chính Hy Lạp sẽ cải thiện hơn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/10, chỉ số chứng khoán Athens giảm 1,8% xuống 1.040,04 điểm vào lúc 12h49 (giờ địa phương), ghi nhận mức thấp nhất trong 1 năm qua. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm 4 điểm cơ bản xuống 6,435%.
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg