Nhật Bản, quốc gia chủ yếu nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, đang phải đối mặt với những rủi ro địa chính trị thường xuyên.
Chuỗi cung ứng lương thực của Nhật Bản "lung lay" đến mức nào?
Kể từ những năm 1970, sau khi trải qua gần hai thập kỷ tăng trưởng cao, Nhật Bản đã tận hưởng một kỷ nguyên sung túc, nhưng quốc đảo này vẫn không tránh khỏi các cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra ở các nước đang phát triển, và chúng thường diễn ra âm thầm.
Khủng hoảng ngành bò sữa
Giá bê sụt giảm trong những năm gần đây đã bộc lộ một điểm mù trong an ninh lương thực của Nhật Bản, làm rung chuyển vùng chăn nuôi bò sữa lớn nhất nước và đặt ra câu hỏi về tương lai lương thực của Nhật Bản.
Tại Hokkaido, khu vực cung cấp sữa nguyên liệu hàng đầu của Nhật Bản, cứ mỗi hai ngày lại có một nông dân chăn nuôi bò sữa bỏ nghề.
Hàng tháng, có một số lượng bê con nhất định được sinh ra, mang đến nguồn doanh thu cho những người nông dân, đến từ việc cung cấp sữa hoặc bán thịt.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 10, giá thấp nhất cho một con bê được bán đấu giá tại chợ trung tâm ở thành phố Asahikawa, Hokkaido, chỉ ở khoảng 1.100 yên (7,30 USD). Theo Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Hokuren, giá bê trung bình được bán đấu giá tại thị trường Hokkaido chỉ hơn 50.000 yên trong tháng 10, giảm 60% trong 5 năm. Trước bối cảnh đó, cứ mỗi khi một con bê chào đời, người nông dân lại thua lỗ.
Giá thức ăn gia súc tăng chưa từng có đang làm biến dạng thị trường này. Hậu quả kép của việc tăng chi phí và giá bê giảm đang gây khó khăn cho những người chăn nuôi bò sữa.
Ngoài vấn đề nông dân già đi và khó khăn trong việc tìm người kế nhiệm, chi phí quản lý ngày càng tăng đang trở thành một gánh nặng.
"Tôi chưa bao giờ cảm thấy lo lắng về tương lai bất định như hiện tại", ông Tetsuya Maeda, một nông dân chăn nuôi bò sữa ở Asahikawa cho biết. Chi phí mà ông phải trả cho thức ăn gia súc đã tăng gần gấp đôi và ông không thể tiếp tục đầu tư.
Các biện pháp như tăng giá sữa và trợ cấp từ chính phủ không đủ để bù đắp chi phí sản xuất tăng cao.
Rủi ro đan xen rủi ro
Nhật Bản, quốc gia chủ yếu nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, đang phải đối mặt với những rủi ro địa chính trị thường xuyên. Khi các nước nhập khẩu cạnh tranh giành giật nguồn cung hạn chế.
Giá thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi và giá ngô nhập khẩu đã tăng vọt trong những năm qua, tính the nghìn yên trên mỗi tấn. Ảnh: Nikkei Asia. |
Trước chiến tranh, Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ ba, chiếm 12,5% tổng sản lượng thế giới và được gọi là "vựa lúa của châu Âu". Tuy nhiên sản lượng ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine đã giảm xuống dưới 1 triệu tấn/tháng sau khi Nga chiếm đóng các cảng chính. Việc cắt đứt đột ngột mạng lưới cung cấp của họ buộc các đối tác thương mại lớn phải tìm kiếm các nguồn thay thế.
Lượng ngô tham gia thương mại quốc tế khoảng 200 triệu tấn, chưa bằng 20% trong tổng sản lượng 1,1 tỉ tấn của thế giới trong giai đoạn 2020-2021. Và vì thị trường buôn bán ngũ cốc còn mỏng nên chỉ một thay đổi nhỏ nhất trong cán cân cung cầu cũng có thể gây ra những biến động lớn về giá.
"Nếu tổng lượng thực phẩm giảm dù chỉ vài phần trăm thì giá có xu hướng tăng mạnh", ông Kimio Inagaki, Tổng Giám đốc thực phẩm và nông nghiệp tại Viện nghiên cứu Mitsubishi có trụ sở tại Tokyo cho biết.
Giá các loại phân bón cũng đã tăng vọt trong năm 2022. Ảnh: Nikkei Asia. |
Cho đến khi nối lại xuất khẩu vào tháng 7/2022, ngô Ukraine, vốn đã mất tuyến đường Biển Đen, thay vào đó đã đến các nước châu Âu bằng đường bộ. Kết quả là các nước tiêu thụ lớn vốn đang tăng cường nhập khẩu như Trung Quốc, Iran và các nước Trung Đông khác không thể nhập hàng được nữa, gây ra sự hoang mang lớn.
Chuỗi cung ứng bất ổn định của Nhật Bản
Thật khó để nói rằng nguồn cung cấp thực phẩm của Nhật Bản hiện đã được đảm bảo và vị thế của đất nước này sẽ càng trở nên "lung lay" hơn khi rủi ro lương thực gia tăng trên toàn thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp, khả năng tự cung cấp lương thực của Nhật Bản là 58% về giá trị sản xuất và 38% về hàm lượng calo trong năm 2021. Trong kế hoạch năm 2020, Bộ đặt ra mục tiêu vào năm 2030 là 75% về giá trị và 45% về lượng, nhưng vẫn còn xa vời. Đặc biệt là khi nước này vẫn nhập khẩu phần lớn lúa mì, ngô, đậu nành và các loại cây trồng khác từ nước ngoài.
Sản xuất trong nước của Nhật Bản cũng không ổn định.
Nông dân chăn nuôi bò sữa và trồng lúa đang phải đối mặt với nghịch cảnh và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện khả năng tự cung tự cấp. Một trong những người nông dân như vậy là ông Jin Kawaguchiya, Giám đốc Điều hành của một trang trại bò sữa lớn, Kalm Kakuyama, ở thành phố Ebetsu, Hokkaido.
Kalm Kakuyama và nông dân trồng lúa địa phương đã thiết lập một hệ thống tự sản xuất cỏ khô, một trong những thành phần đã đẩy giá thức ăn hỗn hợp lên cao. Bò sữa ăn 40kg thức ăn hỗn hợp mỗi ngày. Họ thay thế 25 kg thức ăn thô bằng lúa ủ chua sản xuất trong nước. Những cây lúa chưa chín được thu hoạch, đóng gói trong bao và lên men. Ngoài việc giảm chi phí từ 3-4 triệu yên mỗi năm, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua tương đương với cỏ khô nhập khẩu.
Chủ tịch của Kalm Kakuyama đứng giữa những lô lúa ủ chua được dùng trong chăn nuôi. Ảnh: Nikkei Asia. |
Đây là một cách mới để nông dân trồng lúa tận dụng cánh đồng lúa và mang lại lợi ích cho cả họ và Kalm Kakuyama. Bối cảnh của vấn đề này là việc sửa đổi các khoản trợ cấp cho việc sử dụng lúa gạo. Nông dân giờ đây phải thường xuyên xả ngập đồng, và những người cố gắng chuyển đổi đất ruộng thành đất nông nghiệp nói chung có thể không còn đủ điều kiện nhận trợ cấp. Vì nếu một người nông dân làm ngập đất ruộng cũ thì không dễ để sản xuất ra loại gạo phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng của con người.
Ngoài giá thức ăn nhập khẩu tăng, đồng yên yếu và chi phí nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao đang ảnh hưởng nặng nề đến người nông dân. Kinh doanh quy mô càng lớn thì thiệt hại càng nhiều và gánh nặng vốn đầu tư vào thiết bị để cơ giới hóa và tự động hóa công việc càng nặng nề hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Những cú "bắt tay xanh" để giảm lượng khí thải carbon
Nguồn Nikkei Asia