Thứ Sáu | 31/08/2012 14:44

Chứng khoán Trung Quốc sẽ không sụp đổ như thời điểm khủng hoảng 2008

Các chuyên gia cho rằng chứng khoán Trung Quốc giảm do dữ liệu kinh tế, thu nhập công ty yếu kém chứ không phải do nhà đầu tư lo sợ.
Alistair Chan, nhà kinh tế của Moody's nhận định sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc không phải điều bất thường, và nếu nhìn vào dữ liệu quá khứ, nó cũng không quá tệ.

Chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm 15% 3 tháng qua, và đang giảm hơn 6% tính tới thời điểm này trong năm, khiến nó trở thành thị trường chứng khoán châu Á lớn có diễn biến tệ nhất năm nay. Trong khi đó, S&P 500 tăng tới hơn 12%.

Niềm tin thị trường tuần này cũng bị ảnh hưởng khi báo cáo lợi nhuận công ty, đặc biệt các ngân hàng Trung Quốc không mấy khả quan. Lợi nhuận bán niêm năm nay của các công ty Trung Quốc thấp nhất trong 3 năm. Bên cạnh đó, cổ phiếu của các công ty bất động sản cũng giảm khi báo chí địa phương đưa tin về việc có thêm các biện pháp hạ nhiệt ngành này.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn khá hơn nhiều tình hình năm 2008. Trong giai đoạn cao điểm khủng hoảng toàn cầu năm 2008, chỉ số Shanghai Composite giảm khoảng 50% trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 11 xuống 1.719 điểm.

Tỷ phú đầu tư Jim Rogers nhận định thị trường chứng khoán Trung Quốc không ở mức sụp đổ giống như tháng 11/2008. Trung Quốc đã nỗ lực 3 năm qua để hạ nhiệt kinh tế, nên thị trường chứng khoán Trung Quốc đang giảm như hiện nay không phải một điều bất ngờ.

Các nhà nghiên cứu chứng khoán cho rằng thị trường cổ phiếu Trung Quốc thể tiếp tục giảm trong ngắn hạn, tuy nhiên Shanghai Composite nhiều khả năng không xuống dưới ngưỡng 2.000. Họ chỉ ra rằng chứng khoán Trung Quốc đang giảm dần chứ không giảm nhanh và mạnh như năm 2008, do tăng trưởng Trung Quốc chậm lại.

Rob Aspin, trưởng chiến lược cổ phiếu của Standard Chatered  nhận định những gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán Trung Quốc phản án suy giảm tăng trưởng nước này cũng như toàn thế giới. Ông vẫn khá lạc quan về triển vọng chứng khoán Trung Quốc trong dài hạn.

Theo các chuyên gia, bất kỳ động thái kích nào từ Bắc Kinh có thể giúp tăng niềm tin với cổ phiếu Trung Quốc, tuy nhiên trong tương lai gần nhà đầu tư lại không dự đoán sẽ có những động thái này.

Mặc dù dữ liệu kinh tế khá yếu, các nhà quản lý Trung Quốc vẫn khá cẩn trọng do lo ngại lặp lại sai lầm 4 năm trước khi bơm khoảng 586 tỷ USD (tương đương 14% GDP) để kích thích kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên sau đó, khoản tiền này bị chỉ trích là quá dư thừa và gây ra lạm phát.

Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách nới lỏng trong năm nay như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng 3 lần từ tháng 11/2011. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng hạ lãi suất 2 lần trong năm nay để thúc đẩy kinh tế, vốn đang tăng với tốc độc hậm nhất hơn 3 năm trong quý II.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện