Nguồn ảnh: AFP

 
Minh Duy Thứ Năm | 18/06/2020 13:40

Chứng khoán toàn cầu trượt dốc trước lo ngại về một làn sóng lây nhiễm mới

Chứng khoán toàn cầu tụt dốc khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng cùng với sự bùng nổ địa chính trị đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư.

Trong phiên giao dịch sáng nay 18.6 ở châu Á - Thái Bình Dương, chỉ số Topix của Nhật đã giảm 0,5% trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Úc và chỉ số Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 1,3% và 0,5%. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng giảm 0,9% và chỉ số CSI 300 của Trung Quốc Đại lục gần như không thay đổi.

Tại Phố Wall đêm 17.6, chỉ số S&P 500 đã đóng bớt 0,4% lượng giao dịch khi các nhà đầu tư e ngại trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại ở cả Mỹ và Trung Quốc.

Dự kiến thị trường Mỹ và Anh cũng sẽ chứng kiến tình trạng tương tự khi mở cửa vào phiên giao dịch cuối ngày 18.6, với chỉ số S&P 500 và chỉ số FTSE 100 sẽ thấp hơn lần lượt 1% và 1,4%.

Tại Phố Wall đêm 17.6, chỉ số S&P 500 đã đóng bớt 0,4% lượng giao dịch khi các nhà đầu tư e ngại trước tình hình dịch bệnh COVID-19
Chỉ số S&P 500 giảm mạnh khi các nhà đầu tư e ngại trước tình hình dịch bệnh COVID-19.

Các nhà đầu tư đã trở nên lo lắng sau khi một số tiểu bang Mỹ báo cáo sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19, trong khi các quan chức ở Bắc Kinh cũng đang nỗ lực ngăn chặn một ổ dịch mới. Những tiến triển này đã làm dấy lên lo ngại cho các nhà chức trách hai bên có khả năng phải thực hiện các biện pháp cách ly mới, càng làm sự phục hồi sau đại dịch trở nên trì trệ.

Ông Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, tiếp tục cảnh báo trước Quốc hội Mỹ về sự mong manh của quá trình hồi phục kinh tế sau dịch.

Sự lạc quan trong thị trường chứng khoán, vốn đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, cũng đang bị thách thức bởi những quan ngại chính trị. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và sự đụng độ gây thương vong giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalaya.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và sự đụng độ gây thương vong giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalaya.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và sự đụng độ gây thương vong giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalaya. Ảnh: CNN.

Nỗi sợ bùng phát trở lại của đại dịch cũng ảnh hưởng đến các thị trường khác. Chỉ số West Texas Middle, được coi là chỉ số tiêu chuẩn của thị trường dầu thô Mỹ, giảm 1,6% xuống còn 37,35 USD. Dữ liệu được công bố đêm qua cho thấy sản lượng dầu của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm.

Lợi tức 10 năm của Kho bạc Mỹ, vốn được các nhà đầu tư lựa chọn trong những giai đoạn bất ổn, cũng giảm 0,02 điểm xuống 0,702%. Giá trái phiếu tăng nhưng lợi tức lại giảm.

Lội ngược dòng là đồng yen Nhật, tăng 0,2% lên 106.83 trên 1 USD, mức cao nhất trong hơn một tháng qua. Đây cũng là một lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư.

Sự phục hồi chậm của Trung Quốc thể hiện con đường gập ghềnh kinh tế toàn cầu

Nguồn Financial Times