Chứng khoán toàn cầu phục hồi thế nào từ khủng hoảng?
Chỉ vài thị trường có thể lập lại đỉnh cũ năm 2007, trong đó có Mỹ, Mexico, Singapore, Thụy Sỹ. Sở dĩ thị trường Mỹ có đà phục hồi tốt là do nhà đầu tư coi tài sản định giá bằng đô la Mỹ là tài sản an toàn trong giai đoạn khủng hoảng, ngoài ra, lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ vẫn tương đối mạnh.
Trong khi đó, tại các nền kinh tế mới nổi trong đó có các nước BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, thị trường chứng khoán không có đột phá, chỉ phục hồi một phần mà chưa lấy lại được mức đỉnh năm 2007.
Thị trường duy nhất thậm chí xuống thấp hơn mức đáy năm 2009 là Hy Lạp. Trong khi hầu hết các nước thoát được suy thoái, thì Hy Lạp tiếp tục suy thoái sâu hơn và không có dấu hiệu chấm dứt. Các thị trường eurozone tuy phục hồi nhưng vẫn sát mức đáy năm 2007.
Biểu đồ dựa trên các chỉ số MSCI của các thị trường lớn trong cùng thời điểm. Trong đó, có 23 thị trường được xếp vào hàng đã phát triển khi đạt đỉnh vào năm 2007, và 7 thị trường được coi là mới nổi.
Các nước càng nằm xa đường nằm ngang bao nhiêu thì càng ít chịu sức ép khủng hoảng bấy nhiêu trong giai đoạn 2007-2009, trong khi các nước càng nằm cao hơn trục này bao nhiêu thì càng tăng trưởng tốt bấy nhiêu.
Giai đoạn 2007-2009, tất cả các thị trường trong số 30 thị trường nêu trên đều mất ít nhất 50% giá trị khi thị trường lập đáy. Chỉ có Nhật Bản và Thụy Sỹ là có mức giảm thấp hơn của Mỹ (55%).
Nguồn NYTimes/Khampha