Thứ Tư | 19/09/2012 09:00

Chứng khoán toàn cầu giảm sâu hơn sau QE3

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ ngày 18/9 giảm ngày thứ hai liên tiếp khi ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Tuần trước, một loạt các chỉ số chứng khoán quan trọng của Mỹ, châu Âu và châu Á đều tăng mạnh khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tung chương trình kích thích kinh tế mới (QE3), và tòa án Đức cũng thông qua gói cứu trợ 500 tỷ euro dành cho khu vực đồng euro (eurozone).

Tuy nhiên, trong tuần này, cổ phiếu toàn cầu bắt đầu có dẫu hiệu chững lại và dần đi xuống khi thị trường trở nên hoài nghi hơn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Đóng cửa phiên hôm qua, chỉ số FTSEurofirst-300 của châu Âu giảm 0,4% trong khi S&P 500 giảm nhẹ 0,1%.

Tại Mỹ, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, hai chỉ số S&P 500, Nasdaq và Dow Jones đều giảm điểm trong khi chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng chưa đến 0,1%.

Trong khi đó, chứng khoán châu Á chỉ tăng nhẹ trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi liệu Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có tung ra gói kích thích bổ sung trong hôm nay hay không.

Bên cạnh đó, thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục duy trì tính ổn định và liên tục của chính sách tiền tệ. Đầu phiên hôm nay, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương chỉ tăng 0,1% lên 123,14 điểm.

Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu cũng 0,4%.

Theo các nhà phân tích kinh tế, cổ phiếu toàn cầu giảm là do ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm nay.

Đối tác kiêm đồng lãnh đạo tại First New York Securities, ông Seth Setrakia, nhận định: "Thị trường không những đang hấp thụ hết những lợi ích thu được từ tuần trước mà thậm chí cả những lợi ích trong suốt 6 tuần qua".

Theo các nhà phân tích, chứng khoán Mỹ quay đầu sau quyết định tung QE3 của Fed một phần so những lo ngại về tình trạng lạm phát, cộng thêm tâm lý hoài nghi về tính hiệu quả của gói QE3 đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ trong dài hạn.

Tại châu Âu, tâm lý hoài nghi ngày một lan rộng về việc liệu Tây Ban Nha có thể phải cầu cứu tới một gói viện trợ toàn diện. Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và khu vực đồng euro (eurozone) sẽ ngày một tồi tệ hơn.

Các nhà đầu tư lo ngại rằng Tây Ban Nha có thể sẽ cố gắng tránh không nhận gói cứu trợ toàn diện từ Liên minh châu Âu (EU) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bởi lẽ việc yêu cầu cứu trợ của Mandrid sẽ là điều kiện buộc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) phải khởi động chương trình mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia eurozone đang gặp khó khăn.

Nguồn Reuters/Khampha


Sự kiện