Chứng khoán Mỹ nối dài đà giảm sau số liệu bán lẻ
Vào 4 giờ chiều tại New York, chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 0,3% xuống 1800,90 điểm, có lúc đã tăng 0,2% trong phiên giao dịch. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 77,64 điểm, tương đương 0,5%, xuống 16008,77 điểm. Khoảng 5,8 tỷ USD giá trị cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ thấp hơn 4,8% so với mức trung bình của 3 tháng.
Đây là phiên giao dịch thứ 2, chứng khoán Mỹ giảm trong giờ cuối cùng trước khi chốt phiên. Chỉ số S&P 500 giảm 0,5% xuống 1803,98 trong 20 phút cuối trước khi chốt phiên ngày 29/11. Trong phiên giao dịch ngày 2/12, chỉ số này đã giảm 0,4% xuống 1798,73 trong khoảng thời gian từ 3:24 - 3:53 giờ chiều (giờ New York).
Chỉ số S&P 500 đã tăng 26% trong năm nay và 2,8% trong tháng trước, hướng tới mức tăng cao nhất kể từ năm 1998 sau khi Cục dự trữ Liêng bang hoãn việc cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE3).
Chỉ số ISM (Institute for Supply Management) sản xuất tăng lên mức 57,3 điểm trong tháng 11 từ mức 56,4 điểm trong tháng 10.
Theo Market Economics, chỉ số giá sản xuất của Mỹ tăng lên 54,7 điểm trong tháng 11 từ mức 51,8 điểm trong tháng 10.
Theo dự đoán của các chuyên gia số lượng việc làm mới của Mỹ trong tháng 11 sẽ tăng lên 180.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 7,2%, mức thấp nhất trong 5 năm.
Doanh số của các hãng bán lẻ Mỹ trong ngày Black Friday (ngày thứ 6 đen tối) ở mức thấp nhất kể từ năm 2009. Theo Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ, doanh số của các cửa hàng và doanh số online giảm 2,9% xuống 57,4 tỷ USD trong 4 ngày bắt đầu vào ngày 28/11 (ngày lễ phục sinh).
Nhóm cổ phiếu công ty bán lẻ trong danh sánh S&P 500 giảm 0,7%, đây là mức giảm lớn thứ 5 trong số 24 nhóm ngành.
Cổ phiếu của 8/10 nhóm ngành chính của S&P 500 giảm. Cổ phiếu của các công ty điện thoại giảm 0,9%, mức giảm nhiều nhất trong số 10 nhóm ngành chính.
Cổ phiếu của Ebay tăng 1,6% lên 51,35 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu của Groupon giảm 3,3% xuống 8,75 USD/cổ phiếu.
Nguồn Dân Việt/Bloomberg