Thứ Bảy | 02/02/2013 06:30
Chứng khoán Mỹ lên cao nhất 5 năm sau số liệu kinh tế
Dow Jones vượt ngưỡng 14.000 điểm lần đầu trong 5 năm khi thị trường lao động và hoạt động sản xuất tại Mỹ cho dấu hiệu khả quan.
Chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 15,06 điểm, tương đương 1%, lên 1.513,17 điểm.
Chỉ số Dow Jones tăng 149,21 điểm, tương đương 1,1%, lên 14.009,79 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,97 điểm, tương đương 1,2%, lên 3.179,1 điểm.
Lượng giao dịch phiên ngày 25/1 đạt 6,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn 11% so với trung bình 3 tháng.
Trong tuần này, các chỉ số chứng khoán Mỹ ghi nhận 5 tuần tăng liên tiếp.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh khi số liệu cho thấy thêm sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo từ Viện quản lý chuỗi cung (ISM) cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã tăng trở lại trong tháng cuối năm 2012. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) khu vực sản xuất Mỹ trong tháng 12 đạt 50,7 điểm, so với 49,5 điểm trong tháng 11. Số điểm trên 50 cho thấy hoạt động sản xuất Mỹ đang tăng trưởng.
Báo cáo của Bộ lao động Mỹ cho thấy, trong tháng 1, kinh tế Mỹ tạo thêm 157.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại từ 7,8% lên 7,9%. Số liệu trên cho thấy, thị trường lao động Mỹ tiếp tục phục hồi nhưng đà phục hồi vẫn tương đối chậm.
Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, một trong những nhân tố hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay là nhờ dòng tiền khổng lồ đổ vào chứng khoán. Số liệu cho thấy, nhà đầu tư bơm 12,7 tỷ USD vào các quỹ chứng khoán trong tuần qua, ghi nhận 4 tuần bơm ròng mạnh nhất kể từ năm 1996.
Chỉ số Dow Jones tăng 149,21 điểm, tương đương 1,1%, lên 14.009,79 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,97 điểm, tương đương 1,2%, lên 3.179,1 điểm.
Lượng giao dịch phiên ngày 25/1 đạt 6,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn 11% so với trung bình 3 tháng.
Trong tuần này, các chỉ số chứng khoán Mỹ ghi nhận 5 tuần tăng liên tiếp.
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh khi số liệu cho thấy thêm sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo từ Viện quản lý chuỗi cung (ISM) cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã tăng trở lại trong tháng cuối năm 2012. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) khu vực sản xuất Mỹ trong tháng 12 đạt 50,7 điểm, so với 49,5 điểm trong tháng 11. Số điểm trên 50 cho thấy hoạt động sản xuất Mỹ đang tăng trưởng.
Báo cáo của Bộ lao động Mỹ cho thấy, trong tháng 1, kinh tế Mỹ tạo thêm 157.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại từ 7,8% lên 7,9%. Số liệu trên cho thấy, thị trường lao động Mỹ tiếp tục phục hồi nhưng đà phục hồi vẫn tương đối chậm.
Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, một trong những nhân tố hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay là nhờ dòng tiền khổng lồ đổ vào chứng khoán. Số liệu cho thấy, nhà đầu tư bơm 12,7 tỷ USD vào các quỹ chứng khoán trong tuần qua, ghi nhận 4 tuần bơm ròng mạnh nhất kể từ năm 1996.