Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong 3 tuần
Ngày 10/6, chỉ số S&P 500 đã giảm nhẹ trước lo ngại về sự định giá cổ phiếu quá cao. Hệ số P/E của chỉ số này hiện tại là 16,4. Cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong 9/10 nhóm ngành chính giảm giá, trong đó, cổ phiếu của nhóm công nghiệp, điện và nước giảm ít nhất 0,8%.
Chỉ số Dow Jones giảm 0,6% xuống 16.843,88 điểm, đánh dấu chấm cho đợt tăng "dài hơi" lên mức cao chưa từng thấy trước đó.
Có khoảng 5,2 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn 17% so với mức trung bình 3 tháng. Chỉ số theo dõi biến động của chứng khoán Mỹ VIX tăng 5,7% lên 11,62 điểm.
Ngày 11/6, Ngân hàng thế giới (WB) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong đó, WB dự báo kinh tế toàn cầu năm nay sẽ tăng trưởng 2,8%, thấp hơn so với mức dự báo 3,2% hồi tháng 1.
Các quốc gia đang phát triển dự báo sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2014 so với ước tính trước đó là 5,3%. Các nước có thu nhập cao được dự báo sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2014 sau đó tăng lên 2,4% năm 2015 và 2,5% năm 2016. Riêng khu vực đồng euro dự báo sẽ vẫn tăng trưởng 1,1% trong năm nay.
Cụ thể, WB hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ xuống 2,1% so với ước tính trước đó là 2,8%. Đồng thời, ngân hàng cũng hạ thấp triển vọng của một loạt các nền kinh tế khác như, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Robert Pavlik, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại công ty Banyan Partners, nhận định, WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm tăng thêm lo ngại về tăng trưởng cũng như gây áp lực lớn đối với chính phủ các nước trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế đi lên.
Trong khi đó, tại Mỹ, kể từ khi Đảng Cộng hòa lên nắm quyền kiểm soát Hạ viện vào năm 2011, các cuộc tranh luận về giới hạn nợ công - tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay để tài trợ cho các mục đích như anh sinh xã hội và chăm sóc y tế - cũng đi đến hồi kết với cuộc họp kéo dài 7 tiếng và lo ngại rằng, chính phủ có thể sẽ bị vỡ nợ và thị trường tài chính bị xáo động.
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg