Chứng khoán châu Á xuống thấp nhất 7 tuần
Trong số những doanh nghiệp thuộc MSCI châu Á Thái Bình Dương đã công bố kết quả kinh doanh quý II, 59% doanh nghiệp có doanh thu vượt kỳ vọng. Hệ số P/E của chỉ số này đạt 13,5%, thấp hơn so với 16 điểm của S&P 500, theo số liệu của Bloomberg.
Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7/8 đã bật đèn xanh cho một cuộc không kích của quân đội Mỹ vào Iraq. Trong khi đó, Nga đe dọa sẽ trừng phạt ngành đóng tàu và công nghiệp vũ trụ của Mỹ và Liên minh châu Âu ngoài việc cấm nhập khẩu hàng loạt nông sản của 2 khu vực này. Hai diễn biến này khiến căng thẳng địa chính trị trên thế giới ngày càng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của giới đầu tư.
Ngoài ra, chỉ số chứng khoán chuẩn của các thị trường lớn trong khu vực cũng giảm điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,98% và là chỉ số giảm mạnh nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngày 8/8, kết thúc ngày họp chính sách, Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết, vẫn áp dụng biện pháp kích thích kỷ lục do hoạt động sản xuất và xuất khẩu suy yếu. Đặc biệt, Nhật Bản lại rơi vào thâm hụt tài khoản vãng lai sau 5 tháng đạt thặng dư.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,2% trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc lại tăng 0,3%. Tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trưởng mạnh trong khi nhập khẩu giảm, đẩy thặng dư thương mại tăng lên mức kỷ lục ở 47,3 tỷ USD. Cụ thể, xuất khẩu tăng 14,5% trong khi đó, nhập khẩu giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kospi của Hàn Quốc giảm 1,1%, Straits Times giảm 0,9% và S&P/ASX 200 của Australia cũng giảm 1,3%.
Chỉ số | Quốc gia | % Thay đổi |
MSCI châu Á Thái Bình Dương | -1,4 | |
S&P/ASX 200 | Australia | -1,3 |
Nikkei 225 | Nhật Bản | -2,98 |
Shanghai Composite | Trung Quốc | +0,3 |
Straits Times | Singapore | -0,9 |
Hang Seng | Hồng Kông | -0,2 |
Kospi | Hàn Quốc | -1,1 |
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg