Chứng khoán châu Á lao dốc, chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất kể từ năm 2020
Chứng khoán Mỹ bán ra mạnh hôm 18/05, khi nhiều nhà đầu tư lo lắng về tác động tiêu cực của lạm phát, khiến Phố Wall có một ngày tồi tệ nhất kể từ những tháng đầu tiên của đại dịch COVID-19. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 1.100 điểm, tương đương 3,6%. Nối tiếp ngày “đổ máu” của Phố Wall là cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc, dẫn đầu sự sụt giảm trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cổ phiếu của Tencent, được niêm yết tại Hồng Kông, đã giảm tới 8,6% vào ngày 19/05 sau khi tập đoàn Internet Trung Quốc này báo cáo mức tăng trưởng doanh thu chậm kỷ lục trong quý đầu tiên. Công ty ghi nhận lợi nhuận giảm 51% do cuộc đàn áp lĩnh vực công nghệ của Bắc Kinh và tác động của các lệnh phong tỏa khắc nghiệt vì COVID-19.
Kết quả kinh doanh đến từ game, quảng cáo và dịch vụ mới của doanh nghiệp này như bức tranh phản ánh hiện thực lúc bấy giờ ở Trung Quốc. Nó cũng phản ánh quy định khắc nghiệt của Bắc Kinh đã đàn áp các công ty công nghệ lớn, như Tencent, như thế nào.
Sự sụt giảm của công ty giá trị nhất Trung Quốc đã kéo chỉ số cổ phiếu công nghệ trên sàn Hang Seng của Hồng Kông giảm 4%, trong khi Hang Seng nói chung giảm 3,8%. Ở những nơi khác trong khu vực, Topix của Nhật Bản giảm 2% và chỉ số CSI 300 của cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc giảm 0,8%.
Chứng khoán Mỹ biến động mạnh vào sáng sớm ngày 18/05, giảm nhiều trước giờ mở cửa. Ảnh: AP. |
Triển vọng kinh tế xấu đi của Trung Quốc cũng đè nặng lên thị trường chứng khoán, khi Standard Chartered cắt giảm dự báo tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc xuống 4,1% từ mức 5%, cùng với các ngân hàng đầu tư toàn cầu khác, bao gồm Goldman Sachs.
Sự sụt giảm ở châu Á xảy ra sau mức giảm 4% ở New York đối với chỉ số S&P 500, đánh dấu mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020, với 98% cổ phiếu đều giảm.
Target, nhà bán lẻ của Mỹ, đã giảm 25% sau khi công bố chi phí vận chuyển hàng hóa, nhiên liệu và chi tiêu lương cho nhân viên cao hơn, cũng như gián đoạn hậu cần sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Cảnh báo đó được đưa ra một ngày sau khi Walmart, tập đoàn bán lẻ truyền thống lớn nhất thế giới, cắt giảm hướng dẫn thu nhập (là dự đoán chính thức của một tập đoàn giao dịch công khai về lợi nhuận hoặc thua lỗ trong tương lai gần) do lạm phát gia tăng. Cả hai nhà bán lẻ đều ghi nhận mức giảm hàng ngày tồi tệ nhất trong tuần này, kể từ năm 1987.
Các gã khổng lồ công nghệ bao gồm Apple, Nvidia và Amazon đều giảm hơn 5%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite, thống trị về công nghệ, đóng cửa ở mức giảm 4,7%.
Hợp đồng tương lai có xu hướng giảm khi thị trường châu Âu mở cửa, với FTSE 100 được thiết lập để giảm 0,7% và Euro Stoxx 50 dự kiến sẽ giảm gần 1%.
Có thể bạn quan tâm:
Các chiến lược gia của Goldman cảnh báo S&P có thể giảm thêm 11% nếu suy thoái xảy ra