Chủ Nhật | 13/05/2012 12:13

Chủ tịch WB: Cấu trúc kinh tế thế giới đang biến đổi

Kinh tế thế giới đang chuyển dịch thành một nền kinh đa cực, trong đó thương mại giữa các nước đang phát triển sẽ mạnh lên.
Ông Robert Zoellick, chủ tịch Ngân hàng thế giới cho rằng, cấu trúc kinh tế thế giới đang thay đổi tác động tới cả các nước phát triển và đang phát triển.

Các quốc gia đang phát triển vốn tập trung vào xuất khẩu để tăng trưởng suốt thập kỉ qua, đang chuyển dịch cơ cấu sang hướng tăng cường tiêu dùng nội địa (Trung Quốc), hay đẩy mạnh đầu tư nội địa (khu vực Mỹ La tinh).

Ông cho rằng khi các nước này tái phân bổ nguồn lực giữa các lĩnh vực thì tăng trưởng kinh tế của họ có xu hướng chững lại. Nhiều người lo ngại các nước này sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” do các số liệu chỉ ra hầu hết các nước thu nhập trung bình dậm chân tại chỗ suốt giai đoạn 1960-2008, chỉ trừ 13 quốc gia gồm cả Hy Lạp.

Thêm vào đó là lo ngại kinh tế các quốc gia phát triển chững lại ở dưới mức tiềm năng. Các biện pháp kích thích ngắn hạn ở Mỹ có thể không đủ để đối phó với nợ dài hạn. Hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại vì các nguy cơ lơ lửng như thuế và khó khăn tài chính.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu đang phải đối diện với 3 vấn đề có mối liên hệ lẫn nhau: nợ chính phủ, ngân hàng, và khả năng khu vực cùng phát triển với một đồng tiên chung.

Một vài nước như Italia và Tây Ban Nha đang bị hối thúc "cải cách cơ cấu nghiêm túc” - một việc có lẽ rất khó thực hiện. Trong khi đó, Đức, nước đứng đầu kêu gọi thắt lưng buộc bụng, cũng không thể tránh khỏi tái cơ cấu.

Zoelick cũng nhấn mạnh các biện pháp thanh khoản như hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTRO) không giải quyết được khó khăn của châu Âu. Ông cho rằng điều cần làm cấp bảo đảm tài trợ ngắn hạn, giúp các ngân hàng có điều kiện xử lý các khoản nợ xấu của mình.

Nguồn Marketwatch/ DVT


Sự kiện