Thứ Bảy | 23/03/2013 07:52
Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga trong chuyến công du đầu tiên
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đang ngày một khăng khít hơn.
Trong chuyến thăm lần này, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin về các vấn đề quan hệ kinh tế song phương, các chương trình năng lượng và đầu tư.
Phát biểu trước chuyến thăm, chủ tịch Tập Cận Bình cho biết cả Trung Quốc và Nga đều là những "đối tác chiến lược quan trọng nhất" của nhau, và là 2 quốc gia có chung nhiều quan điểm.
Chuyến thăm Nga của chủ tịch Tập Cận Bình cũng là một trong những sự kiện quan trọng, cho thấy vai trò và tầm quan trọng của Matxcơva trong sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới.
Nga hiện là một trong những quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc, ngược lại, là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Trong năm 2012, thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt con số kỷ lục 88 tỷ USD.
Bên cạnh đó, về mặt chính trị, cả Bắc Kinh và Matxcơva đều đứng chung một "chiến tuyến" trong các vấn đề chính trị gai góc của thế giới, từ Syria, Iran cho tới Triều tiên. Và trong thời gian tới, chắc chắn mối quan hệ chính trị giữa 2 nước sẽ còn được thắt chặt hơn nữa. Thậm chí, nhiều nhà phân tích Nga cho rằng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga sẽ tạo nên một liên minh có thế lực cân bằng với Mỹ và phương Tây.
Bản thân chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhìn nhận Nga là "người hàng xóm thân thiện" của Trung Quốc. Tân chủ tịch Trung Quốc cũng cho biết việc ông lựa chọn Nga là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình là "minh chứng cho tầm quan trọng của Trung Quốc trong quan hệ với Nga".
"Mối quan hệ Nga-Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mới, trong đó cả 2 quốc gia đều cung cấp những cơ hội phát triển to lớn cho nhau", ông Tập Cận Bình nhận định.
Trong khi đó, tổng thống Putin thì nhận định Trung Quốc và Nga sẽ cùng nhau tạo nên một "trật tự thế giới mới tốt đẹp hơn".
Dự kiến sau chuyến thăm tại Nga, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm một loạt các nước châu Phi khác như Tanzania, Nam Phi và Congo.
Tại Nam Phi, ông Tập Cận Bình sẽ tham sự hội nghị thượng đỉnh lần 5 của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), diễn ra trong 2 ngày 26-27/3.
Phát biểu trước chuyến thăm, chủ tịch Tập Cận Bình cho biết cả Trung Quốc và Nga đều là những "đối tác chiến lược quan trọng nhất" của nhau, và là 2 quốc gia có chung nhiều quan điểm.
Chuyến thăm Nga của chủ tịch Tập Cận Bình cũng là một trong những sự kiện quan trọng, cho thấy vai trò và tầm quan trọng của Matxcơva trong sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới.
Nga hiện là một trong những quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc, ngược lại, là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Trong năm 2012, thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt con số kỷ lục 88 tỷ USD.
Bên cạnh đó, về mặt chính trị, cả Bắc Kinh và Matxcơva đều đứng chung một "chiến tuyến" trong các vấn đề chính trị gai góc của thế giới, từ Syria, Iran cho tới Triều tiên. Và trong thời gian tới, chắc chắn mối quan hệ chính trị giữa 2 nước sẽ còn được thắt chặt hơn nữa. Thậm chí, nhiều nhà phân tích Nga cho rằng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga sẽ tạo nên một liên minh có thế lực cân bằng với Mỹ và phương Tây.
Chủ tịch Tập Cận Bình được đón tiếp nồng nhiệt tại sân bay Nga.
Bản thân chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhìn nhận Nga là "người hàng xóm thân thiện" của Trung Quốc. Tân chủ tịch Trung Quốc cũng cho biết việc ông lựa chọn Nga là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình là "minh chứng cho tầm quan trọng của Trung Quốc trong quan hệ với Nga".
"Mối quan hệ Nga-Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mới, trong đó cả 2 quốc gia đều cung cấp những cơ hội phát triển to lớn cho nhau", ông Tập Cận Bình nhận định.
Trong khi đó, tổng thống Putin thì nhận định Trung Quốc và Nga sẽ cùng nhau tạo nên một "trật tự thế giới mới tốt đẹp hơn".
Dự kiến sau chuyến thăm tại Nga, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm một loạt các nước châu Phi khác như Tanzania, Nam Phi và Congo.
Tại Nam Phi, ông Tập Cận Bình sẽ tham sự hội nghị thượng đỉnh lần 5 của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), diễn ra trong 2 ngày 26-27/3.
Nguồn BBC/Khampha