Thứ Năm | 06/02/2014 15:15

Chủ nghĩa đế quốc đô-la Phần 2: Chính sách vĩ mô là quả bom xăng

Phớt lờ hiệu ứng quốc tế khi thiết lập chính sách của FED có thể sẽ dẫn đến các chính sách vĩ mô phản ứng lại từ các thị trường mới nổi

Có thể hiểu được sự bực mình của RaghuRajan với chủ nghĩa đơn phương của Cục dự trữ liên bang.

Là một nhà kinh tế họclừng danh cũng như là thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ, lời phàn nàn của ôngRajan có tiếng nhất trong “dàn đồng ca phàn nàn” vang lên từ Istanbul tớiMumbai, về “chủ nghĩa đế quốc đô la”, như Dani Rodrik và Arvind Subramanian đãnêu lên trong bài viết của họ.

Trong tranh luận về bài viết đó, Procyon lý lẽ rằng tranh luậnkhông để chỗ cho hoạt động đầu cơ tỷ giá. Rõ ràng là chính sách Fed có thể làmthiệt hại cho các nền kinh tế mới nổi. Procyon trích dẫn một loạt các nghiên cứuđáng chú ý của BIS liệt kê về chu kỳ tài chính toàn cầu. Chúng thường bắt đầu từWashington DC và lan tới những nơi như Istanbul và Mumbai. . Nghiên cứu mới nhấtlà của Philip Turner, được phân tích kỹ trong bài viết của AmbroseEvans-Pritchard của báo Telegraph, Anh.

Rõ ràng là chính sách Fed có ảnh hưởng phụ ở tầm quốc tế, đặcbiệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Không phải ảnh hưởng nào cũng là tốt (mặc dùảnh hưởng trực tiếp chính – kích cầu nội địa Hoa Kỳ, chắc chắn là vậy.) Nhưng nếuđã chấp nhận quan điểm này thì vẫn còn nhiều điều đáng thảo luận. Tranh luận có thể nêu vắn tắt như sau:

1- Với việc chính sách của Fed có hiệu ứng phụ tầmquốc tế, liệu các thị trường mới nổi có thể dùng biện pháp thả nổi tỉ giá để bảovệ bản thân trước chúng không? Câu trả lời truyền thống là “Có”. Nhưng ôngRajan không nghĩ vậy. Và theo quan điểm trong bài viết của mình, ông Rodrikcũng không nghĩ vậy.

2- Nếu các thị trường mới nổi không thể bảo vệ bảnthân bằng cách thả nổi tỉ giá, liệu Fed có nên tính đến những thiệt hại quốc tếđó khi lập chính sách không? Ông Rajan nghĩ là họ nên như thế. Hai ông Rodrikvà Subramanian không cho là vậy.

3- Nếu Fed tiếp tục bất chấp hậu quả tới các thịtrường mới nổi, liệu các nền kinh tế này có nên tự bảo vệ bằng việc kiểm soátdòng vốn chặt chẽ không? Hai ông Rodrik và Subramanian nghĩ là họ nên như thế.Ông Rajan (nếu ta đọc kỹ quan điểm của ông) nghĩ là họ có thể sẽ phải làm thế,và các nước giàu sẽ không thích đâu.

Nguồn The economist


Sự kiện