Thứ Năm | 06/02/2014 11:14

Chủ nghĩa đế quốc đô-la Phần 1: Đồng tiền mới nổi

Thị trường mới nổi đang biến động dễ khiến ta tin rằng họ là nạn nhân. Nhưng nạn nhân của ai? Câu trả lời bi quan của các nhà kinh tế.

Với các thị trường mới nổi đang còn biến động, dễ khiến tatin rằng họ là nạn nhân. Nhưng nạn nhân của ai? Trong năm ngày qua, bốn trong sốnăm nhà kinh tế học đã đặt ra ba câu trả lời.

1.Các thị trường mới nổi là nạn nhân của Cục Dự trữLiên bang, theo Raghuram Rajan, thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI)

2.Họ là nạn nhân của “nỗi ám ảnh với tài chính ngoại”theo Dani Rodrik của đại học Princeton và Arvind Subramanian của Học viện Kinhtế Quốc tế Peterson.

3.Cốt lõi của vấn đề, họ là nạn nhân của tình hình“trì trệ trường kỳ” của thế giới giàu có, theo Paul Krugman của tờ New YorkTimes.

Trong vài bài tới tôi hy vọng sẽ chỉ ra được có liên kết họcthuật giữa ba quan điểm này. Để nói thẳng ra một cách ngắn gọn, cả ba đều từ bỏquan điểm lạc quan của hệ thống tiền tệ quốc tế được trình bày trong Rose(2006) và dựa vào thực đơn khó nuốt do Rey (2013) trình bày.

Hãy bắt đầu với ông Rajan, thống đốc của RBI. Ông tin rằng việc đơnphương thắt chặt của FED (tức là chuyện giảm mua công trái hồi tháng 12/2013 vàtháng 1/2014) phản bội tinh thần nới lỏng đa phương diễn ra sau khủng hoảng tàichính toàn cầu 2008-2009. Cuộc phỏng vấn của ông với Bloomberg TV India hồi30/1 đáng để xem, (đặc biệt từ phút 8m57s tới 14m02s). Trong đó, ông đưa ra nhiềuquan điểm tranh luận:

  • Các thị trường mới nổi vừa bị hại vì nới lỏng tiền tệ đầy kịch tính của thế giớigiàu có năm năm trước và việc rút lại số tiền dễ dàng đó trong mấy tháng gầnđây. Đặc biệt là “số tiền dễ dàng chảy vào các nền kinh tế mới nổi… khiến ta dễquên đi các cải cách cần thiết, các hành động tài chính phải được thực hiện.”
  • Sau cú sốc Lehman, các thị trường mới nổi đã cố gắng hỗ trợtăng trưởng toàn cầu bằng “chính sách kích thích tài chính tiền tệ” của riêng họ.Nhưng “sự hợp tác tiền tệ quốc tế” thể hiện từ lúc đó giờ đã “gãy bỏ”. Với việcrút bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ, các nước công nghiệp (như là Mỹ) đang chỉlo cho mỗi nền kinh tế của mình, mặc kệ các nền kinh tế mới nổi tự thu xếp.
  • Các thị trường mới nổi không thể để mặc việc thu xếp cho quátrình điều chỉnh giá của thị trường, để vốn chảy ra ngoài và tỉ giá sụp đổ. Đólà bởi vì trong thị trường mới nổi “các chỉ số nền tảng” và các “thể chế” khôngphải lúc nào cũng “trụ vững”. Kết quả là “biến động nuôi biến động”.
  • Nếu các thị trường mới nổi phải tự điều chỉnh lấy, họ sẽhành động. Nhưng các nước công nghiệp “có thể sẽ không thích các điều chỉnhchúng tôi bắt buộc phải thực hiện theo chiều hướng đó.”
Lời phàn nàn của ông Rajan không tự nhiên mà ra. Các lý luậncủa ônglà sự hưởng ứng từ bản báo cáo rất khúc chiết năm 2011: “Suy nghĩ lại về Ngânhàng Trung ương” do Học viện Brookings xuất bản. Tác giả là một hội đồng16 nhà kinh tế học uy tín, mà Rajan là một thành viên.

Báo cáo thúc giụccác ngân hàng trung ương lớn “nội địahóa các ảnh hưởng phụ của chính sách”, đề nghị các tổ chức họp thường kỳ để xemxét và báo cáo công khai các hậu quả của chính sách của họ cho mọi người biết. “Khinào thích hợp các ngân hàng trung ương nước lớn nên xem xét phối hợp hành độngđể giúp ổn định kinh tế toàn cầu trong thời kỳ khó khăn,” báo cáo nhấn mạnh.

Một trong số các đồng tác giả của ông Rajan trong báo cáo đólà Dani Rodrik, đại học Princeton.

Vì thế, hẳnlà ngạc nhiên với ông Rajan khi lời phê bình chủ nghĩa đơn phương của Fed củaông (cũng như các mối lo lắng tương tự của người cùng thời) đã nhanh chóng bị Rodrik phản ứng và một đồng tác giả khác là Arvind Subramanian.Trong bài viết rất hay trên Bloomberg, hai người đã đưa ra lời đáp trả cho “dànđồng ca phàn nàn” đang vang lên từ Istanbul tới Mumbai, về “chủ nghĩa đế quốcđô la”.

Cụm từ đó, “chủ nghĩa đế quốc đô la” liên quan tới ôngVyacheslav Molotov, nhà ngoại giao Liên Xô gắn liền với “Molotov Cocktail” (Bomxăng molotov). Nó là một chủ đề nóng sẽ được xử lý ở phần sau.

Nguồn The economist


Sự kiện