Chính thức thông qua quy tắc Volcker - quy định có tính bước ngoặc đối với lịch sử Phố Wall
Thời hạn để các ngân hàng tuân thủ Quy tắc này là ngày 21/07/2015.
Quy tắc Do cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Paul Volcker đề xuất, đây là phần trọng tâm của Đạo luật Cải cách Dodd-Frank được Quốc hội Mỹ thông qua năm 2010 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Quy tắc này cấm các ngân hàng lớn của Mỹ thực hiện hoạt động tự doanh, một hoạt động từng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Wall Street trước khi khủng hoảng tín dụng bùng nổ.
5 nhà điều hành tài chính đã thông qua Quy tắc này gồm có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Cơ quan Giám sát Tiền tệ (OCC), Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), Ủy ban Chứng khoán Mỹ (S.E.C) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai của Mỹ (CFTC).
Fed, OCC, FDIC và S.E.C đã phê chuẩn Quy tắc Volcker với 3 phiếu thuận và 2 phiếu chống trong khi CFTC thông qua với 3 phiếu thuận và 1 phiếu chống.
Dù Quy tắc Volcker đã được thông qua như một phần của Đạo luật Dodd-Frank vào năm 2010 nhưng đã vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, chủ yếu là do sự phản đối của lĩnh vực ngân hàng.
Theo dự báo, Quy tắc Volcker sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng lớn như Goldman Sachs và Morgan Stanley thậm chí khi nhiều ngân hàng đã cắt giảm hoạt động tự doanh do dự báo Quy tắc này sẽ được thông qua. Bên cạnh đó, Quy tắc này cũng có thể gây ra các khó khăn về mặt pháp lý.
Cụ thể vào tháng 1/2011, Morgan Stanley cho biết sẽ tách đơn vị tự doanh Process Driven Trading với 60 nhân viên trên toàn thế giới. Tiếp đó vào tháng 2/2011, Goldman Sachs cũng cho biết đã đóng cửa hai bộ phận giao dịch được biết đến với tên gọi GSPS và một bộ phận giao dịch vĩ mô toàn cầu. Tương tự, Citigroup cũng đã xóa sổ đơn vị giao dịch cổ phiếu từng khiến ngân hàng này thua lỗ nặng.
Nguồn Vietstock