Chính sách quốc phòng Nhật Bản thay đổi giữa căng thẳng Nhật-Trung
Thay đổi chính sách phòng thủ dài hạn của Nhật Bản sẽ đượcđưa ra tháng sau, bao gồm việc tăng cường khả năng giám sát hàng hải và hàng không trungbằng cách cải thiện khả năng phòng thủ cho các vùng đảo xa. Sự thay đổi trên diễn ra trong bối cảnh những hành động quân sự đang được Trung Quốc thực hiện ngày càng quyết liệt.
Chính sách này đã được soạn thảo từ khi thủ tướngShinzo Abe lên nắm quyền hồi tháng 12 năm 2012. Dự kiến, chính sách sẽ được phê chuẩn khi căng thẳngleo thang giữa Nhật và Trung về chủ quyền các hòn đảo ở biển Hoa Đông được Nhậtgọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
“Môi trường an ninh quanh nước ta đang ngày càng đáng lo ngại”, theo dự thảo củachính sách trình trước các nhà lập pháp của đảng cầm quyền Nhật.
“Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa nhanh chóng và rộngrãi sức mạnh quân sự của họ đồng thời với việc mở rộng nâng cao hoạt động trongvùng biển đảo quanh Nhật Bản,” văn bản viết.
Bản dự thảo cũng liệt kê các lo lắng về chương trình tên lửa và hạtnhân Triều Tiên và quá trình hiện đại hóa quân đội Nga.
Căng thẳng đã leo thang kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố một vùngphòng thủ không phận hôm thứ bảy tuần trước, bao gồm có bầu trời của các đảođang tranh chấp. Họ nói các máy bay bay qua vùng này phải thông báo chính quyền Trung Quốc. Nhật Bản và đồng minhlà Hoa Kỳ đã cao giọng phê phán hành động này.
Chương trình phòng thủ mới của Nhật là cập nhật chiến lượcphòng thủ từ 2010 dưới thời Đảng Dân chủ cầm quyền, nay là đảng đối lập. Nó sẽcủng cố khả năng giám sát của quân đội để đảm bảo an ninh hàng không và hàng hảicũng như tăng cường khả năng thu thập tin tình báo, theo dự thảo viết.
Bộ Quốc Phòng đã nói trước đó về việc họ cân nhắc mua máybay không người lái giám sát.
Phòng thủ đảo xa
Dự thảo nói Nhật sẽ củng cố khả năng gửi quân tới đảo xa. BộQuốc phòng đang tính tới việc thành lậplực lượng lính thủ đánh bộ tương tự như lực lượng Marine của Hoa Kỳ.
Tin báo đài đã cho biết Nhật Bản dự kiến triển khai xe chiếnđấu tốc độ có thể gửi tới đảo xa bằng máy bay và đang tính đến mua các tầu hộ tốngnhỏ tốc độ cao để chống lại chiến thuật thả thủy lôi và tàu ngầm.
Tài liệu cam kết sẽ củng cố liên minh với Mỹ bao gồmđánh giá lại hướng dẫn hợp tác quốc phòng sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2014.
Mỹ không đưa ra quan điểm về chủ quyền đảo nói trênnhưng công nhận kiểm soát hành chính của Tokyo với chúng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cam kết với đồng sự NhậtBản qua điện thoại hôm thứ Tư là hiệp ước an ninh Mỹ Nhật bao gồm cả các đảođang tranh chấp.
Hoa Kỳ đã chống lại yêu cầu của Trung Quốc về việc máy bayqua vùng ADIZ Hoa Đông phải thông báo với nhà chức trách Trung Quốc. Họ gửi haimáy bay B52 không vũ khí qua các đảo đầu tuần này mà không thông báo cho BắcKinh.
Căng thẳng sẽ lộ rõ trong chuyến thăm của Mỹ tới Nhật, Trungvà Hàn Quốc tuần sau do Phó Tổng thống Joe Biden thực hiện.
Dự thảo chính sách của Nhật có đề cập Tokyo nên cải thiện khảnăng đối phó với tên lửa Triều Tiên nhưng không nói rõ về việc Nhật có thể dùngchiến lược tấn công mục tiêu thù địch ở nước ngoài không. Đó là một chiến lượcđầy tranh cãi sẽ thách thức giới hạn hiến pháp hậu thế chiến 2 chủ trương hòabình.
Về các mối lo ở nước ngoài do chính sách diều hâu của ôngAbe, dự thảo nói Nhật nên giữ chiến lược phòng thủ thuần túy, vẫn từ bỏ vũ khíhạt nhân và không trở thành cường quốc quân sự.
Các chính phủ trước đã vươn tới giới hạn của hiến pháp Nhậtdo Mỹ soạn thảo hậu chiến, nhưng ông Abe muốn đi xa hơn, bao gồm nới lỏng khoảntự cấm quyền phòng thủ theo hiệp định hay hỗ trợ đồng minh bị tấn công.
Nguồn Dân Việt/Reuters