Chính sách đối ngoại của ông Putin qua 100 ngày cầm quyền
Trên trường quốc tế, tổng thống Putin cho thấy cách chú trọng vấn đề mới mẻ, tái phân bố sự quan tâm giữa các đối tác. Chuyên viên chính sách đối ngoại Nga Evgheni Vojko nhận xét rằng, điều lạ lẫm nhất xảy ra vào đầu kỳ hạn tổng thống của ông Putin là việc ông không đến dự hội nghị thượng đỉnh G8 ở Trại David.
Evgheni Vojko: "Như vậy, ông Putin bày tỏ rằng, mối quan hệ với Mỹ sẽ không phát triển mau lẹ và rõ rệt như dưới thời tổng thống Medvedev. Ít nhất, lối hùng biện về quan hệ với Mỹ sẽ thay đổi. Đồng thời việc ông Medvedev đến dự hội nghị thượng đỉnh còn là tín hiệu cho thấy, cựu tổng thống và thủ tướng đương nhiệm đã và sẽ tiếp tục giám sát hướng làm việc này."
Tuy nhiên, nguyên thủ Nga cũng đã kịp có cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ Barack Obama trên lãnh thổ nước thứ ba, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico. Như vậy, ông Putin thể hiện rằng, vào bất kỳ trường hợp ông không gạt sang bên sự hợp tác với Mỹ, mặc dù đây không còn là xu hướng ưu tiên của Nga. Chính sách đối ngoại của ông Putin sẽ tập trung trước hết vào khu vực châu Á, - Evgheni Vojko nhận định.
"Được đề cập tới trong hướng này, ngoài Trung Quốc còn có các nước Trung Á. Đó là Kazakhstan, Uzbekistan - trên thực tế là các nước mà tổng thống Putin đã thực hiện chuyến thăm vào đầu tháng 6. Đối với Trung Quốc, Nga cần xác nhận sự hợp tác trong loạt vấn đề chính sách đối ngoại, đặc biệt là hồ sơ hạt nhân Iran và vấn đề Syria. Điều quan trọng ở đây là chứng tỏ rằng, bất chấp một số nguội lạnh quan hệ liên quan tới hợp đồng cung cấp năng lượng và sự cạnh tranh giữa hai nước ở Trung Á, đôi bên vẫn có sự tương đồng quan điểm đối với các vấn đề toàn cầu. Nga và Trung Quốc có khả năng đối trọng với khối phương Tây."
Các nhà khoa học chính trị Tây phương đặc biệt quan tâm tới tuyên bố của ông Putin rằng, trong tương lai gần Nga sẽ ngày càng tích cực sử dụng cái gọi là "uy lực mềm mỏng" trên trường quốc tế. Đó là thay vì áp lực quân sự, sự thúc đẩy lợi ích quốc gia sẽ thông qua thu hút quan tâm và thiện cảm tới đất nước, văn hoá và di sản trí tuệ. "Uy lực mềm mỏng" vốn được coi là phát minh của ngành ngoại giao Mỹ. Giờ đây, giới tinh hoa chính trị Mỹ sẽ dõi theo xem nước Nga, dưới sự lãnh đạo của ông Putin sẽ sử dụng phát minh của họ như thế nào.
Nguồn VOR