Thứ Hai | 16/12/2013 19:30

Chính phủ Na Uy không công nhận Bitcoin là tiền tệ thực

Ngoài Trung Quốc và Thái Lan, chính phủ Na Uy không công nhận tính pháp lý của đồng tiền ảo Bitcoin trong các giao dịch thương mại.

Cơ quan quản lýTrung Quốc đã cấm các tổ chức tài chính sử dụng đồng Bitcoin vào đầu tháng này.Trước đó vào tháng 7, chính phủ Thái Lan đã tuyên bố sử dụng đồng tiền ảo là bấthợp pháp do thiếu sự quản lý của pháp luật. Hiện nay đồng Bitcoin cũng đã gặpphải sự phản đối ở Na Uy - quốc gia giàu có nhất Scandinavia. Chính phủ Na Uycho rằng đồng Bitcoin không đủ tính pháp lý để được coi như tiền tệ thực sự.

Ông Hans Christian Holte,tổng giám đốc Cơ quan thuế của Na Uy, nhận định tiền tệ “không thuộc định nghĩathông thường của tiền bạc”. Chính phủ Na Uy cho rằng lợi nhuận từ đồng Bitcoinsẽ phải chịu thuế nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Ông Holte hiện đanglên kế hoạch làm việc với các quốc gia khác để bàn về tính hợp pháp của đồng tiềnnày.

Đầu năm nay chính phủ Đứcđã đạt được một quyết định tương tự, phân loại đồng Bitcoin như “Rechnungseinheiten”hoặc “một đơn vị tính toán”. Định nghĩa này đặt Bitcoin ở một vị thế tươngđương với tiền tệ chính thống trong khu vực.

Chính phủ Pháp cũng đãchấp nhận đồng tiền ảo vào đầu năm nay và dự định cho phép xây dựng một trungtâm Bitcoin, một ngân hàng thật sự cho phép khách hàng gửi tiền và chuyển tiềnbằng cả đồng Euro và đồng Bitcoin. Tuy nhiên chính phủ đã thay đổi quyết định vàođầu tháng này do Ngân hàng Pháp cảnh báo rủi ro tài chính của loại tiền ảo này.

Cơ quan ngân hàng châuÂu (EBA) cũng đưa ra cảnh báo vào tuần trước, nhắc nhở người tiêu dùng về sựnguy hiểm của tiền ảo. Theo EBA, những người sử dụng tiền ảo như Bitcoin cần “hiểuđặc điểm cụ thể của đồng tiền này”.

Ở các nước ngoài khu vựcchâu Âu, tính hợp pháp của đồng Bitcoin vẫn còn mập mờ. Nhiều đại lý đồngBitcoin tại Mỹ hoạt động không phù hợp với luật pháp ban hành của nước Mỹ. Thậmchí ngân hàng Bank of America cũng lo lắng về sự can thiệp của của chính phủvào đồng tiền ảo Bitcoin.

Giáo sư kinh tế tàichính tại BI Norwegian Business School, ông Paul Ehling cho biết định nghĩa vềtiền tệ của Na Uy là thiển cận. Trong lịch sử tiền tệ, “nếu như nó được chấp nhậnbởi đa số cộng đồng dân cư, thì nó đủ pháp lý”.

Tuy nhiên ông cũng chorằng sự tiếp cận thận trọng của Na Uy với đồng tiền ảo xuất phát từ bản chất biếnđộng của Bitcoin. “Nếu khủng hoảng xảy ra hoặc bị mất điện, bạn cần có tiền trongví trong trường hợp thẻ tín dụng không hoạt động – cách lý giải tương tự như vớiđồng Bitcoin”. Ehling giải thích rằng nếu mọi người bắt đầu tin tưởng và sử dụngđồng Bitcoin trong những giao dịch mua bán lớn, nó hoàn toàn có thể cạnh tranhvới các đồng tiền chính thống, nhưng “ngay bây giờ là không thể”.

Nguồn The Verge/Dân Việt


Sự kiện