Thứ Ba | 18/12/2012 17:06

Chính phủ Mỹ sắp thu hồi gói giải cứu ngân hàng năm 2008

Bộ Tài chính Mỹ dự kiến năm 2013 sẽ thu hồi gói giải cứu thông qua việc bán lại cổ phần trong các ngân hàng không thanh toán được nợ chính phủ.
4 năm kể từ khi cho khởi động Chương trình gải cứu tài sản xấu (TARP), chính phủ Mỹ hiện vẫn sở hữu khá nhiều cổ phần trong 218 ngân hàng tham gia chương trình. Hầu hết là các tổ chức tín dụng nhỏ hơn và những ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Trong số đó, hơn một nửa mất khả năng thanh toán các khoản nợ với chính phủ mà họ đã vay khi tham gia TARP. Tính tổng, các ngân hàng này nợ người nộp thuế Mỹ khoảng 7,5 tỷ USD.

Nhằm cân đối lại danh mục đầu tư các ngân hàng, Bộ Thương mại Mỹ có kế hoạch bán lại số cổ phần đang nắm giữ tại 2/3 số các ngân hàng TARP trong năm 2013, các nguồn thạo tin hôm qua 17/12 cho biết. Phần còn lại trong các khoản nợ, kể từ năm 2008, của các ngân hàng dự kiến sẽ được trả hoặc sẽ được chính phủ cơ cấu lại.

Theo nguồn thạo tin, các ngân hàng gặp khó khăn hơn về tài chính sẽ được rao bán trước tiên. Hôm qua, đại diện Bộ Thương mại Mỹ cũng xác nhận sẽ rao bán cổ phần trong 50 tổ chức tín dụng, là những đối tượng không thể thanh toán cổ tức cho chính phủ.

Theo thống kê, mức thanh toán cổ tức của các ngân hàng tham gia TARP đã tăng từ 5% lên 9% trong 4 năm qua. 50 tổ chức tín dụng và ngân hàng bị rao bán tuần này cũng là những đối tượng có lượng lớn cổ phần thuộc sở hữu của bộ.

Tuần trước, Bộ Thương mại đã cho rao bán đợt cuối cùng cổ phiếu của công ty bảo hiểm American International Group (AIG), đơn vị nhận được nhiều tiền nhất từ quỹ cứu trợ tài chính. Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn sở hữu một số khoản đầu tư lớn vào General Motors (GM) và Ally Financial.

Năm 2008, Bộ thương mại Mỹ đã đầu tư hơn 245 tỷ USD cho 707 tổ chức trong chương trình giải cứu tài sản xấu TARP, hầu hết là các đơn vị lớn có tài sản trên 10 tỷ USD như Bank of America hay Citigroup. Ước tính, chính phủ Mỹ đã thu hồi được khoảng 268 tỷ USD thông qua trả nợ, cổ tức, lãi suất và các hình thức khác.

Nguồn WSJ/Khampha


Sự kiện