Minh họa: Time

 
Mạnh Đức Thứ Sáu | 21/09/2018 14:25

Chiến tranh thương mại không thể kết thúc sớm

Lịch sử gần đây cho thấy các tranh chấp thương mại khó giải quyết và đó là một tin xấu cho mọi người.

Thế thượng phong

Trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump dường như đang nắm thế thượng phong. Mức thuế mới mà chính quyền của ông đã công bố mới đây sẽ nâng tỷ lệ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phải chịu thuế ít nhất 44%, sẽ không làm suy giảm nền kinh tế nóng bỏng của nước Mỹ hoặc tăng lạm phát.

Mặc dù một số công ty sẽ bị gián đoạn, hầu hết người Mỹ sẽ không nhận thấy thiệt hại. Tuy nhiên, Trung Quốc đang chịu sức ép. Tốc độ tăng trưởng của nước này dường như chậm lại và thị trường chứng khoán giảm gần một phần tư so với mức đỉnh trong tháng 1. Chính phủ Trung Quốc đã công bố mức thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ, nhưng Trung Quốc nhanh chóng cạn kiệt hàng nhập khẩu để đánh thuế.

Trong cuộc xung đột, sự mất cân đối về sức mạnh sẽ dẫn đến một quyết định nhanh chóng. Bên với lợi thế có thể muốn kéo dài chiến tranh. Đó là bởi vì nước Mỹ có nhiều mục tiêu, một số mục tiêu không thể thực hiện được.

Việc biện minh chính thức cho các mức thuế bắt nguồn từ sự giận dữ về chủ nghĩa trong thương của Trung Quốc. Trung Quốc trợ cấp khổng lồ và các công ty nhà nước thì không minh bạch, yêu cầu các nhà xuất khẩu bàn giao quyền sở hữu trí tuệ như một điều kiện để tiếp cận thị trường. Người tiêu dùng trên thế giới được hưởng lợi từ việc nhập khẩu rẻ giả tạo. Nhưng kiểu thương mại là không bền vững, chính trị và kinh tế. Mỹ có quyền yêu cầu Trung Quốc chơi công bằng.

Tuy nhiên, ông Trump có thể còn tham vọng hơn thế, muốn loại bỏ thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ông đã công khai mong muốn đưa các chuỗi cung ứng sản xuất trở lại Mỹ. Và chính quyền của ông đã xác định Trung Quốc là một đối thủ chiến lược.

Chien tranh thuong mai khong the ket thuc som
 

Nhà Trắng có thể lập luận rằng việc Trung Quốc lạm dụng các quy tắc, thâm hụt thương mại và sự suy giảm của ngành công nghiệp Mỹ là cùng có thể là lý do cho hành động của họ. Nhưng thực tế là không phải như vậy.

Triển vọng mơ hồ

Ngay cả khi không có trợ cấp, Trung Quốc, giống như hầu hết các thị trường mới nổi khác, sẽ được hưởng lợi thế chi phí đáng kể so với Mỹ. Trong khi đó, thâm hụt thương mại được gắn liền với chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Thuế quan có thể cắt giảm thâm hụt song phương với Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ gần như không thể thu hẹp thâm hụt tổng thể của nó, điều chỉ có ở một cuộc suy thoái.

Dù thành công trong việc buộc các chuỗi cung ứng trở lại nước mình, thì nền kinh tế Mỹ cũng sẽ thấy rằng sự dịch chuyển cũng không tạo ra nhiều công việc, vì tự động hóa nhanh chóng và tăng trưởng năng suất. Tỷ trọng GDP của ngành sản xuất Mỹ chỉ giảm một phần năm kể từ năm 2000, trong khi tỷ lệ việc làm giảm một phần ba. Bên cạnh đó, các công việc có tay nghề thấp nhất sẽ không đến Mỹ, mà là các nước châu Á có mức lương thấp như Việt Nam.

Có một hy vọng mong manh rằng các cố vấn và đồng minh của ông Trump sẽ giúp khắc phục những điểm yếu của ông, sử dụng thuế như là một quân bài thương lượng để thiết lập lại các quy tắc giao dịch toàn cầu nhằm hạn chế chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc. Nhưng có lẽ ông Trump sẽ từ chối phương án này vì ông bị ám ảnh bởi thâm hụt thương mại và việc làm và vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như không muốn hoặc không thể nghĩ đến những cải cách điều sẽ giúp nhóm ôn hòa của Trump có thể thêm lý lẽ để thuyết phục ông.

Triển vọng cho bất kỳ thỏa thuận nhằm hạ nhiệt nào với Trung Quốc có vẻ là khá mơ hồ. Lịch sử gần đây cho thấy các tranh chấp thương mại khó giải quyết. Mức thuế áp dụng cho lốp xe Trung Quốc trong năm 2009 dưới thời Tổng thống Barack Obama kéo dài 3 năm. Thỏa thuận thương mại gần đây của ông Trump với Mexico không bao gồm việc chấm dứt thuế đối với thép và nhôm. Sự leo thang mới nhất của Mỹ nhiều khả năng cũng không khiến Trung Quốc nao núng.