Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang lan rộng. Ảnh: Getty Imagines
Chiến tranh thương mại đang lan rộng
Các biện pháp thuế quan được áp đặt bởi Nhóm 20 quốc gia (G20) đã đạt mức kỷ lục và bây giờ bao phủ 481 tỉ USD giá trị thương mại toàn cầu, theo số liệu Tổ chức Thương mại Thế giới.
→Đấu khẩu Mỹ - Trung tại APEC 2018
Trước cuộc đàm phán Mỹ-Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần tới, các nước thành viên của nhóm đã áp dụng thêm 40 biện pháp hạn chế thương mại kể từ giữa tháng 5, so với 39 trong 6 tháng trước, WTO cho biết trong một báo cáo được công bố hôm 22.11.
"Những sự leo thang hơn nữa vẫn sẽ là một mối đe dọa thực sự", Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết trong một tuyên bố. Ông nói thêm: "Nếu chúng ta tiếp tục duy trì tình hình hiện nay, rủi ro kinh tế sẽ tăng, và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, việc làm và giá tiêu dùng trên toàn thế giới".
→Mỹ tiếp tục thâm hụt thương mại kỷ lục với Trung QuốcSau một năm được đánh dấu bởi cuộc xung đột thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên kế hoạch tổ chức hội đàm nhân dịp nhóm G-20 họp thượng đỉnh trong 2 ngày 30.11-1.12 tại Buenos Aires. Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Wilbur Ross, đã bác bỏ khả năng về một bước tiến lớn và Mỹ cho biết nước này vẫn có kế hoạch tăng thuế nhập khẩu với lượng hàng hóa trị giá 250 tỉ USD vào tháng 1.
Chính quyền Trump cũng đang cân nhắc áp thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô, điều vốn có thể làm nảy sinh thuế trả đũa và làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu. Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) nói việc Mỹ áp thuế lên xe ô tô hoặc phụ tùng ô tô của EU vì lý do an ninh quốc gia có thể sẽ làm một thỏa thuận nhằm giảm nhiệt tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương mất đi hiệu lực
Theo định nghĩa của WTO, các biện pháp hạn chế thương mại cũng được xem như việc áp thuế quan mới hoặc tăng thuế; áp dụng các quy định hải quan và các hạn chế về quy tắc xuất xứ.
Nguồn Bloomberg