Ảnh: Vietnambiz.
Chiến tranh thương mại đang bắt đầu làm lung lay vị thế thống trị của USD?
Theo giới phân tích, điều này cho thấy cuộc chiến thương mại đang khiến các nước dần dần bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD.
Các nhà phân tích cho rằng động thái trên của các nước xuất phát từ những kỳ vọng về sự chuyển dịch mô hình tiêu dùng trên thế giới và các khoản đầu tư của công ty tách ra khỏi hệ thống thương mại toàn cầu hóa và hướng một hệ thống chỉ tập trung vào ba khu vực lớn: Mỹ - Liên minh châu Âu – Trung Quốc, vốn có cách hoạt động khác biệt nhau.
“ASEAN +3” bao gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhóm này đã được báo cáo rằng đang xem xét đưa đồng Nhân dân tệ và đồng Yên vào Sáng kiến Chiang Mai (CMIM), một khuôn khổ cho các thỏa thuận hoán đổi đa tiền tệ.
Chương trình CMIM trị giá 240 tỷ USD được thiết lập vào năm 1997 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Cụ thể, chương trình này tạo ra một mạng lưới an toàn nhằm cung cấp và hỗ trợ đồng USD cho bất kỳ quốc gia nào, trong trường hợp thị trường bị khủng hoảng về thanh khoản.
Các nhà lãnh đạo của Asean+3 cho biết các khu vực phải đối mặt với những mối đe doạ đến từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và nhu cầu bên ngoài suy giảm. Vì vậy, họ cần phải có các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hội nhập khu vực và tạo sự phát triển bền vững.
“Những thoả thuận tương hỗ về các sáng kiến liên quan đến việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền địa phương và vai trò lớn hơn của các đồng nội tệ như là một đồng tiền dự trữ. Ngoài ra, thoả thuận này còn đề cao việc lựa chọn đóng góp bằng nội tệ cho CMIM”, các nhà lãnh đạo tuyên bố vào đầu tháng 5/2019.
Mặt khác, việc rà soát lại chương trình CMIM để bổ sung thêm các loại tiền tệ trong khu vực vào quỹ, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang leo thang, nhấn mạnh không chỉ nỗ lực tăng cường liên kết tài chính ở châu Á mà còn thể hiện mong muốn của các nước trong khu vực nhằm giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính dựa trên đồng USD.
Tính đến thời điểm hiện tại, sức ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ chủ yếu đến từ sức mạnh của ngành tài chính, cụ thể là sự phổ biến của đồng USD tại các quốc gia, độ sâu của thị trường vốn và sức mạnh từ các ngân hàng của nước này, theo Mike O’Sullivan, cựu giám đốc đầu tư của bộ phận quản lý tài sản quốc tế của Credit Suisse cho biết.
“Tranh chấp thương mại là dấu hiệu cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự nhận thức muộn màng của giới tinh hoa Mỹ về việc làm thế nào để chặn đứng đà trỗi dậy này,” O’Sullivan nói.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, vì vậy quốc gia này nuôi tham vọng dẫn đầu trật tự kinh tê thế giới mới. Tuy nhiên, điều này khiến Mỹ không hài lòng vì nền kinh tế số 1 thế giới đã dẫn đầu nhiều xu hướng toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Do đó, tháng 7/2018, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bùng nổ và ngày càng leo thang.
Tuy nhiên, đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ hàng đầu, cụ thể nó vẫn chiếm 63% dự trữ toàn cầu. Bên cạnh đó, đồng Euro đứng vị trí thứ 2, tại mức 20% và đồng Yên Nhật đứng vị trí thứ 3, với 4,9%
Để so sánh với, đồng Nhân tệ các chiếm khoảng 1,9% dự trữ toàn cầu và 1,2% cổ phần cho việc thanh toán quốc tế. Vì vậy, khả năng đồng Nhân dân tệ được bộ sung vào chương trình CMIM sẽ là một lực đẩy bổ sung cho nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ rộng rãi hơn cùng với sự trỗi dây của nền kinh tế nước này.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, cùng với việc thúc đẩy mở cửa thị trường tài chính nội địa Trung Quốc đã làm cho con đường quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ trở nên rõ ràng hơn, bà Betty Rui Wang, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Ngân hàng ANZ cho biết
“Khi đồng USD thống trị hệ thống tài chính toàn cầu, bạn cần các loại tiền tệ khác để đa dạng hoá. Vì vậy, Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng tài khoản vốn và gia tăng sử dụng đồng Nhân dân tệ, nhằm giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể quản lý được rủi ro từ tiền tệ”, bà Wang nói.
Nguồn SCMP