Thứ Hai | 20/08/2012 13:42

Chi tiêu dùng ở châu Á đang giảm mạnh

Người châu Á ngày càng mua sắm ít hơn. Đây thực sự là tin tức không mấy tốt lành cho châu Á, điểm sáng hiếm hoi của nền kinh toàn cầu.
c

Từ lâu, người tiêu dùng châu Á chính là nguồn đồng lực giúp kinh tế khu vực phát triển mạnh trong bối cảnh xuất khẩu của châu Âu và Mỹ ngày một suy yếu. Tuy nhiên, người châu Á ngày càng có xu hướng mua sắm ít hơn.

Người Hàn Quốc mua xe ít hơn, trong khi người Trung Quốc cũng không còn mua sắm nhiều quần áo như trước. Ở Hong Kong, người ta cũng không còn được chứng kiến cảnh hàng dài người xếp hàng dài chờ đợi bên ngoài cửa hiệu Louis Vuilton như trước. Những bàn đặt cược tại các sòng bạc ở Macao và Singapore - điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch Trung Quốc và giới giàu - cũng hoạt động chậm chạp so với cách đây ba năm.

Các nhà kinh tế cho biết trong những tháng gần đây, khu vực tiêu dùng của châu Á đã không còn giữ được hiệu suất hoạt động như trước kia. Nhiều chủ cửa hàng và các chủ doanh nghiệp cho biết người tiêu dùng châu Á bắt đầu thận trọng hơn.

Đầu bếp đồng thời là đồng sở hữu chuỗi cửa hàng ăn Italia tại Hong Kong, ông Shawkwt Imran, nói: "Sức mạnh chi tiêu đã giảm so với trước kia. Nhiều khi khách hàng đến ăn chỉ gọi một đĩa thức ăn và chia cho nhau. Những người thường gọi rượu thì giờ đây chuyển sang uống nước lọc".

Ông Imran cũng cho biết số lượng khách hàng tới cửa hàng không hề giảm, song số tiền trên mỗi hóa đơn lại giảm 20%.

Sự thay đổi này, theo các nhà kinh tế, là rất nhỏ và rất khó nhận ra. Cũng không có nhiều bằng chứng cho thấy chi tiêu tiêu dùng của châu Á đang giảm như ở Tây Ban Nha hay Hy Lạp. Tuy nhiên, tại nhiều nền kinh tế, tăng trưởng chi tiêu đã giảm mạnh. Châu Âu và Mỹ tiếp tục trượt dài trong suy thoái trong khi bức tranh thương mại châu Á ngày một ảm đạm hơn. Thậm chí, người tiêu dùng châu Á giờ đây còn bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu theo những cách hợp lý hơn.

Theo nhà kinh tế từng làm việc tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Nigel Chalk, việc người tiêu dùng châu Á giảm mua sắm có thể là biểu hiện cho thấy giai đoạn đi xuống tiếp theo của các nền kinh tế châu Á.


z
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự kiến tăng trưởng khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ giảm còn 6,6% trong năm nay, so với 7,2% trong năm 2011. Đây cũng là tốc độ tăng chậm nhất của châu Á kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chậm lại của hoạt động xuất khẩu khu vực.

Từ trước đến nay, người tiêu dùng châu Á được hưởng lợi khá nhiều từ thị trường việc làm khỏe mạnh và tiền lương tăng. Các chủ lao động châu Á hiếm khi cắt giảm nhân sự do lo sợ tình trạng hiện tại sẽ không duy trì lâu, và một cuộc suy thoái sâu rộng hơn có thể tiếp diễn. Mặc dù xuất khẩu chậm lại, song tỷ lệ thất nghiệp của các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại như Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc vẫn thấp kỷ lục.

Tuy nhiên, triển vọng việc làm của khu vực châu Á đang chậm lại. Cuôc khảo sát 450 doanh nghiệp do hãng bán lẻ Achieve Group của Singapore tiến hành mới đây cho thấy 2/3 doanh nghiệp đã dừng mọi kế hoạch tuyển dụng cho đến hết năm nay. 6 tháng trước, chỉ có một nửa doanh nghiệp có câu trả lời tương tự.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực, doanh số bán lẻ trong tháng 7 giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vẫn còn khá mạnh, song hoạt động bán lẻ của Trung Quốc đã không giữ được tốc độ tăng trưởng 20% như những năm trước đó. Để bù đắp lại, Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế nhằm kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm mới.

Tại Hàn Quốc, nơi nền kinh tế phụ thuộc khá lớn vào thương mại, người tiêu dùng cũng không còn chi tiêu mạnh như trước. Doanh số bán hàng và bán ô tô đang giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá nhà cũng có xu hướng đi xuống. Mới đây, chính phủ Hàn Quốc đã cho thực hiện một loạt các biện pháp nhằm kích thích chi tiêu tiêu dùng, bao gồm vả việc nới lỏng các quy định về vay nợ để mua nhà. Trong khi đó, các nhà sản xuất xe hơi Hàn Quốc đang cố gắng lấy lợi nhuận bán hàng tại thị trường Mỹ để bù đắp doanh số thiếu hụt trong nước.

Nguồn WSJ/Khampha


Sự kiện