Chỉ số EMI tháng 3 sụt giảm so với tháng 2
Một điều đáng lưu ý là sản lượng sụt giảm tại 3 trong 4 thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục có sự sụt giảm trong khi Ấn Độ quay về giai đoạn suy giảm; Sản lượng ở khu vực tư nhân tại Nga cũng giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2009.
Trong tháng 3, sản lượng sản xuất tại các thị trường mới nổi lần đầu tiên giảm trong 8 tháng qua mặc dù chỉ là mức giảm nhẹ. Trong khi đó các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng yếu nhất kể từ tháng 7/2013. Mức tăng đơn hàng mới tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu cũng đã giảm nhẹ vào tháng 3 và các đơn hàng dự trữ tiếp tục sụt giảm. Lạm phát giá cả đầu vào của tháng 3 tại các thị trường mối nổi chạm mốc thấp nhất trong 9 tháng qua.
Về kỳ vọng của doanh nghiệp, chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi HSBC sụt giảm trong tháng 3 từ mức cao nhất trong 11 tháng (được ghi nhận trong tháng 2 vừa qua) nhưng vẫn là chỉ số cao thứ hai trong 7 tháng qua. Kỳ vọng về sản lượng sản xuất suy giảm trong khi sự lạc quan cho ngành dịch vụ lại có cải thiện.
"Các thị trường mới nổi đang trải qua thời kỳ khó khăn. Nhu cầu ở các thị trường phát triển yếu đi đã kiềm chế lĩnh vực sản xuất. Những bất ổn chính trị tại các quốc gia cũng có thể là một nguyên nhân. Bên cạnh đó, sự giảm sút xảy ra tại các thị trường mới nổi còn phản ánh những vấn đề về mang tính cơ cấu. Tuy nhiên, chỉ số EMI tháng 3 vẫn thể hiện mức độ lạc quan và có thể sẽ ổn định trong vài tháng tới" - Federic Neumann, Đồng Giám đốc Khối Nghiên cứu Kinh tế khu vực châu Á của HSBC nhận định.
Nguồn Tin Công Nghệ Tổng Hơp