Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg.
Châu Phi sẽ đạt 2,5 tỉ người vào năm 2050
Trong vòng chưa đầy 50 năm, dân số thế giới đã tăng gấp đôi, từ 4 tỉ lên 8 tỉ dân. Trong biểu đồ dưới đây, dân số của các khu vực chính tại ba thời điểm khác nhau: 1900, 2000 và 2050 (dự báo). Số liệu được lấy từ Our World in Data tính đến tháng 3 năm 2023, sử dụng kịch bản mức sinh trung bình của Liên Hợp Quốc.
Châu Á là động lực lớn nhất cho tăng trưởng dân số toàn cầu trong suốt thế kỷ XX. Trên thực tế, dân số của lục địa này đã tăng 2,8 tỉ người từ năm 1900 đến năm 2000, so với con số chỉ 680 triệu của lục địa thứ hai trong danh sách là châu Phi.
Trung Quốc là nguồn gia tăng dân số chính ở châu Á, mặc dù tốc độ tăng dân số của nước này đã chậm lại trong những năm gần đây. Chính vì vậy vào năm 2023, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Các nước Đông Nam Á như Philippines và Indonesia cũng là động lực lớn cho sự bùng nổ dân số ở châu Á cho đến thời điểm này.
Theo kịch bản mức sinh trung bình của Liên hợp quốc (tất cả các quốc gia đều có tỉ lệ sinh là 1,85 trẻ trên một phụ nữ vào năm 2050), châu Phi sẽ củng cố vị trí là khu vực đông dân thứ hai thế giới. Ba quốc gia: Nigeria, Ethiopia và Ai Cập, sẽ chiếm khoảng 30% trong con số 2,5 tỉ dân đó.
Trong khi đó, cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ đều được dự đoán sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng dân số chậm lại, trong khi châu Âu là khu vực duy nhất sẽ sụt giảm vào năm 2050. Một thế kỷ trước, dân số châu Âu chiếm gần 30% tổng dân số thế giới. Ngày nay, con số đó chỉ ở mức dưới 10%.
Có thể bạn quan tâm:
Cần bao nhiêu tài sản để lọt Top 1% giàu nhất tại các quốc gia?
Nguồn Visualcapitalist