Chủ Nhật | 02/06/2013 11:20

Châu Âu tập tễnh chạy sau Mỹ

Chấp nhận tập tễnh theo sau Mỹ, bởi châu Âu “không phải là một nhà nước nhất thể”, do đó không thể phản ứng nhanh nhạy và dứt khoát như Mỹ.

Châu Âu nên trách chính mình

Người châu Âu thích đổ lỗi cho Mỹ về cuộc khủng hoảng mà họ đang gánh chịu. Nhưng nhìn vào những con số, thì rõ ràng là khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) phải chịu trách nhiệm về chính mình.

Về tốc độ , sản lượng của Mỹ đã vượt qua mức đỉnh trước khủng hoảng và vẫn tiếp tục đi lên, còn eurozone vẫn chưa lấy lại mức sàn và thậm chí, còn đang suy giảm sâu hơn.

Hay về , cả hai bờ Đại Tây Dương đều xuất phát từ cùng một điểm, tỷ lệ thất nghiệp 10% ở cả Mỹ và Anh vào năm 2009, nhưng đã giảm xuống 8% tại Mỹ, trên 12% tại eurozone.

Tóm tại, bức tranh kinh tế khu vực đồng euro khá ảm đạm và chính sách thắt lưng buộc bụng đã quá khắc nghiệt.

Bắt đúng bệnh nhưng kê nhầm thuốc

Nếu nền kinh tế châu Âu đang là một bệnh nhân, thì các bác sĩ có lẽ đã bị kiện vì kê sai thuốc. Tại châu Âu, lực lượng thanh niên thất nghiệp đang phải trả giá cho những sai lầm và yếu kém này.

Những buổi nói chuyện khoa trương về việc đồng euro sánh ngang với đồng đô la Mỹ đã không còn. Mục tiêu hiện giờ, chỉ đơn giản là ngăn chặn tình trạng suy giảm tiếp diễn. Như một số ý kiến đến từ thủ đô Berlin (Đức), châu Âu có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh tương tự như Mỹ Latinh những năm 1980.

Tại hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu diễn ra tuần trước, các nhà lãnh đạo EU đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến truy tìm lượng tiền cất giấu trong các tài khoản ngân hàng bí mật và buộc các công ty đa quốc gia phải đóng thuế.

Các nhà lãnh đạo EU gần như không còn mong muốn dẫn đầu thế giới trong việc cắt giảm khí nhà kính. Thay vào đó, họ phiền lòng về việc đã giảm giá năng lượng khiến cho Mỹ đang được hưởng lợi từ khí đá phiến (share gas).

Những bước tiếp theo trong việc phục hồi đồng euro có lẽ phải chờ đến hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6, hoặc nhiều khả năng, phải đến tận cuộc bầu cử Đức vào tháng 9.

Vấn đề lương tăng cao hơn năng suất lao động tại Nam Âu

Những ngày này tại Berlin, nỗi ám ảnh về quy tắc tài chính đang dịu bớt, để dành sự tập trung hướng vào cải cách kinh tế. Sẽ là không thực tế khi nghe các nhà lãnh đạo cấp cao EU đổ lỗi cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vì đã thông qua những chương trình cứu trợ khắc khổ, hay Ủy ban châu âu (EC) vì đã không phản ứng kịp thời trước lực lượng thất nghiệp nhanh chóng trẻ hóa và tình trạng thắt chặt tín dụng gây tổn hại đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nam Âu.

Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đặc biệt thích thú với một số lược đồ mà chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Mario Draghi đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3. Số liệu chỉ ra rằng, tiền lương tại các quốc gia thâm hụt đã tăng lên đáng kể từ năm 1999 đến nay và vượt xa năng suất lao động. Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã thất bại trong việc điều chỉnh tiền lương.

Câu trả lời thích hợp lúc này là tái cấu trúc để nâng cao năng suất và giảm tiền lương. Tuy nhiên, trong khi mục tiêu cải thiện năng suất rất khó đạt được trong ngắn hạn, thì cắt giảm lương có thể làm tổn hại nền kinh tế và làm dấy lên các xung đột xã hội. Sự tái cấu trúc như vậy sẽ làm thay đổi khế ước xã hội mà mỗi quốc gia đã duy trì và phát triển qua nhiều thập kỷ.

Một vài nước gặp khó khăn đang tiến hành điều chỉnh theo 2 hướng, hoặc đến từ các chương trình trợ cấp đòi hỏi tự do hóa thị trường lao động và sản xuất, hoặc bởi tình trạng thất nghiệp buộc dẫn đến phải cắt giảm lương.

Những hoàn cảnh của Pháp đặt ra một câu hỏi hóc búa hơn. Quốc gia này không chịu sức ép của thị trường. Quá lớn, để bị điều khiển bởi quan chức điều hành Liên minh châu Âu và cũng quá quan trọng, khiến cho Đức không thể chỉ trích gay gắt.

Sự suy thoái của nền kinh tế Pháp có thể nhấn chìm eurozone. Tuần qua, khi Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra 6 khuyến nghị cụ thể dành cho Pháp, đồng thời gia hạn thêm 2 năm để Pháp đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 3%, cho người ta có quyền hy vọng cùng trong thời gian 2 năm đó, là đủ để Pháp tiến hành tái cấu trúc.

Con đường nào cho suy thoái tại Pháp?

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nhận ra sự cần thiết phải lấy lại năng lực cạnh tranh của quốc gia, thể hiện qua đề nghị cải cách khu vực eurozone.

Ông kêu gọi thành lập một “chính phủ kinh tế” với một nhà lãnh đạo toàn quyền, trong khi EU đã bao gồm nhiều nước với nhiều người đứng đầu. Nhiệm vụ của chính phủ kinh tế này sẽ bao gồm hài hòa thuế khóa và đảm bảo phúc lợi. Tóm lại, một phần câu trả lời cho vấn đề năng lực cạnh tranh của Pháp, chính là nâng cao sức lao động và chi phí phúc lợi xã hội.

Đó là một suy nghĩ khiến cho Đức, vốn mong muốn Pháp nắm lấy toàn cầu hóa như một cơ hội chứ không phải một mối đe dọa, nổi giận.

Đối với bà Merkel, vấn đề không phải là làm thế nào để giúp các quốc gia đang gặp khó khăn bắt kịp Đức, mà là làm thế nào để châu Âu có thể cạnh tranh với phần còn lại của thế giới. Châu Âu sẽ tồn tại thế nào trong tương lại? Tại sao các doanh nghiệp châu Âu đang gặp khó khăn khi vươn tới mục tiêu thành công trên toàn cầu?

Quan điểm của Berlin cho rằng, nếu suy thoái làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước láng giềng, là do lỗi của một thị trường lao động cứng nhắc. Những điều này có thể làm trầm trọng hơn tư tưởng chống Đức, nhưng đó là một cái giá đáng phải trả để có thể thay đổi.

Cỗ máy địa ngục

Như nhiều chính sách chậm trễ khác trong cuộc khủng hoảng tại châu Âu, sự nhấn mạnh về tái cấu trúc cũng đến muộn. Chính phủ đã tiêu tốn quá nhiều cho cuộc chiến chính trị về chính sách thắt lưng buộc bụng, trong khi quên mất rằng, cải tổ khu vực eurozone cũng là một vấn đề quan trọng. Ngân hàng trung ương châu Âu đã vào cuộc như một người cho vay. Dù muộn nhưng sự liên minh của các ngân hàng giúp cho lĩnh vực tài chính dần trở nên ổn định.

Một số sự chậm trễ xuất phát từ mong muốn hạn chế nợ nần của Đức. Pháp chấp nhận mong muốn đó một cách miễn cưỡng và các quốc gia khác cũng vậy, vì sợ mất đi tính thống nhất của khối. Ngược lại, yêu cầu của Anh về một thương lượng lại giữa các thành viên khiến cho viễn cảnh có thể tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, thật sai lầm khi cho rằng đồng euro có thể tồn tại mà không cần các thành viên chia sẻ rủi ro lớn với nhau.

Ông Hollande nói rằng, đã sẵn sàng để xem xét một liên minh chính trị lớn hơn, đoàn kết hơn được khởi xướng từ Đức, trong vòng 2 năm tới.

Thể hiện quyết tâm một cách mạnh mẽ, tổng thống Pháp từng phát biểu rằng: “ Nếu châu Âu không hành động, nó sẽ đổ vỡ hay đúng hơn, sẽ biến mất khỏi tấm bản đồ thế giới”. Không may, sự chào đón thờ ơ với lời kêu gọi ấy đã nói lên một sự thật: Pháp đã mất đi sức ảnh hưởng. Ông Hollande có thể vận động trước cuộc bầu của Đức, nhưng có rất ít hy vọng sự thay đổi chính sách của Đức.

Các quan chức cho rằng, nguyên nhân lớn nhất chính vì Đối với một người quan sát khôn ngoan ở Berlin, đồng euro đã trở thành một “cỗ máy địa ngục không ai có thể ngăn chặn”. Giờ đây các quốc gia đang mắc kẹt trong đó, với nhiệm vụ phải sửa chữa nó.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện