BASF thông báo sẽ đóng cửa một số đơn vị sản xuất tại Đức. Ảnh: BASF.
Châu Âu đối mặt với thực trạng "chảy máu công nghiệp"
Hãng ô tô Ford tuyên bố sẽ cắt giảm 3.800 việc làm tại châu Âu trong 2 năm tới. Còn tập đoàn hóa chất BASF thông báo đóng cửa một số đơn vị sản xuất tại Đức với lý do giá khí đốt tại châu Âu đạt mức kỷ lục, khiến BASF không còn khả năng cạnh tranh.
BusinessEurope, tổ chức tập hợp các hiệp hội sử dụng người lao động từ 35 quốc gia châu Âu đưa ra cảnh báo nền công nghiệp của EU có khả năng suy sụp. Ông Markus Beyrer, Tổng Giám đốc của BusinessEurope cho biết thêm rằng nhiều công ty đang trong quá trình di dời một phần, hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất của họ ra bên ngoài châu Âu.
Giá năng lượng tại châu Âu vẫn quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Ảnh: T.L. |
Dù thời gian qua giá năng lượng ở châu Âu có giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với ở Mỹ. Thêm vào đó Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA), một kế hoạch trợ cấp quy mô lớn giúp nước này dễ dàng thu hút các nhà công nghiệp lớn đến từ châu Âu. Cho đến nay, đã có không ít tập đoàn châu Âu bắt đầu xây dựng mới, hoặc mở rộng cơ sở sản xuất trên khắp các bang của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện động và năng lượng tái tạo với nhiều khoản vốn đầu tư hàng chục tỉ USD. IRA thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đến nền công nghiệp châu Âu.
Trước áp lực trên, đầu tháng 3 vừa qua Ủy ban Châu Âu đã thông qua một văn bản tạo điều kiện cho trợ cấp đối với các doanh nghiệp muốn góp phần giảm lượng khí thải CO2. Văn bản đơn giản hóa thủ tục và mở rộng diện trợ cấp nhà nước cho đến cuối năm 2025. Trong văn bản có một cơ chế cho phép các quốc gia thành viên, trong một số trường hợp ngoại lệ, được tự điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp với mức trợ cấp mà một nước thứ 3 đưa ra để ngăn chặn nước này giành lấy một dự án đầu tư tiềm năng ở châu Âu.
Ủy ban Châu Âu cho biết công cụ này cũng sẽ giúp đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo và các dự án khử carbon trong công nghiệp. Thêm vào đó, văn bản cũng đơn giản hóa các điều kiện cung cấp hỗ trợ cho các dự án nhỏ hoặc cho các công nghệ chưa chín muồi, đồng thời nâng mức trần trợ cấp được phép và đơn giản hóa việc tính toán số tiền được giải ngân.
Mặc dù vậy, đại diện BusinessEurope cho rằng Ủy ban Châu Âu những nỗ lực như vậy của Ủy ban Châu Âu là chậm chạp và chưa đủ mạnh mẽ. Ủy ban Châu Âu cần tính thêm phương án giảm thuế để nhanh chóng hạ giá năng lượng.
Có thể bạn quan tâm:
Viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine đạt mức cao kỷ lục