Cuộc tranh giành để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai khiến các nước châu Âu có nguy cơ lãng phí một khoản tiền khổng lồ. Ảnh: Getty Images.
Châu Âu đang theo đuổi "cơn sốt" LNG đắt đỏ nhất thế giới
Theo một nghiên cứu mới do CNBC trích dẫn, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhanh chóng của châu Âu đang trên đà vượt xa nhu cầu thật của lục địa này, tính tới cuối thập kỷ này, với hơn một nửa cơ sở LNG dự kiến của EU có nguy cơ không đi vào hoạt động.
Liên minh châu Âu đã cam kết từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 để đáp trả cuộc tấn công toàn diện của Tổng thống Vladimir Putin vào Ukraine, cùng với nhiều quốc gia thành viên, như Mỹ và Qatar, đang nhanh chóng tìm nguồn khí đốt thay thế từ các quốc gia khác.
Tuy nhiên, cuộc tranh giành để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai khiến các nước châu Âu có nguy cơ lãng phí một khoản tiền khổng lồ, theo Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính.
IEEFA, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, cho biết sự đeo đuổi của châu Âu đối với các dự án LNG mới có thể vượt xa nhu cầu thật trong những năm tới.
IEEFA cho biết, cơ sở chứa LNG của lục địa này sẽ vượt quá 400 tỉ mét khối (bcm) vào năm 2030, nếu vẫn duy trì những kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng hiện tại. Con số này tăng từ mức 270 bcm vào cuối năm ngoái. IEEFA cũng tính toán cả dữ liệu từ Vương quốc Anh, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ trong phân tích.
Ngược lại, nhu cầu LNG trên khắp châu Âu được dự đoán nằm trong khoảng từ 150-190 bcm, theo S&P Global Commodity Insights.
Một số quốc gia bao gồm Đức, Ý, Hy Lạp, Hà Lan và Pháp đã công bố các dự án LNG mới hoặc mở rộng các dự án hiện có để đối phó với việc đóng cửa các đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Micheal Sohn. |
IEEFA cho biết sự chênh lệch giữa cung và cầu LNG trong tương lai của châu Âu và các cơ sở nhập khẩu có thể dẫn đến dưu thừa từ 200-250 bcm vào năm 2030 - tương đương với khoảng 1/2 tổng nhu cầu khí đốt của EU vào năm 2021, tức 413 bcm.
Bà Ana Maria Jaller-Makarewicz, nhà phân tích năng lượng của IEEFA châu Âu kiêm tác giả của bản phân tích cho biết: “Đây có thể là chính sách bảo đảm nguồn cung LNG đắt đỏ và không cần thiết nhất thế giới. Châu Âu phải cân bằng cẩn thận các hệ thống lưu trữ khí đốt và LNG, việc tăng cường cơ sở hạ tầng LNG của châu Âu sẽ không nhất thiết giảm sự phụ thuộc - mà còn có nguy cơ mang đến rủi ro hữu hình là tài sản có thể bị mắc kẹt.”
Phát biểu hồi đầu tháng này, người đứng đầu chính sách năng lượng của EU đã kêu gọi các quốc gia và công ty EU ngừng ký hợp đồng mới mua LNG của Nga khi nước này tìm cách giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Điện Kremlin.
“Tôi khuyến khích tất cả các quốc gia thành viên và tất cả các công ty ngừng mua LNG của Nga và không ký bất kỳ hợp đồng khí đốt mới nào với Nga sau khi các hợp đồng hiện tại hết hạn”, Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson cho biết hôm 9/3, Reuters đưa tin .
Đặt cược lớn vào công suất LNG của EU cũng làm dấy lên những lo ngại về môi trường, với nghiên cứu được công bố vào cuối năm ngoái từ Global Energy Monitor (GEM) cảnh báo rằng kế hoạch tăng gấp đôi cơ sở dự trữ LNG nhập khẩu của khối có nguy cơ phá hỏng các mục tiêu khí hậu, trong khi cũng không làm được gì nhiều để giải quyết khủng hoảng năng lượng.
Có thể bạn quan tâm:
Thời kỳ "phá đảo" của TikTok sắp đi vào hồi kết?
Nguồn CNBC