Chủ Nhật | 27/05/2012 13:18

Châu Âu đang phớt lờ bài học từ khủng hoảng châu Á 1997?

Châu Âu cần thay thế các biện pháp thắt lưng buộc bụng bóp nghẹt nền kinh tế bằng chính sách thúc đẩy tăng trưởng để nhanh chóng giải quyết khủng hoảng.
Mùa hè năm nay đánh dấu kỷ niệm 15 năm kể từ sự kiện đồng baht của Thái Lan được phá giá thổibùng lên một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Khủng hoảng ở Thái Lan lanrộng ra Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia trước khi tràn sang phương Tây. Ảnh hưởng lan rộng ra toàncầu với chỉ số Dow Jones giảm hơn 500 điểm chỉ trong 1 ngày giao dịch, các quỹ đầu cơ bị thổi phồngvà các gói cứu trợ khổng lồ là điều thường gặp.

15 năm sau, thế giới lại đi xuống. Năm 1997, khủng hoảng lan từ châu Á sang châu Âu; kể từ năm2008, châu Âu và Mỹ lại thu hút sự chú ý khi "xuất khẩu" khủng hoảng sang phương Đông. Giờ đây,châu Âu đang chờ đợi sự giúp đỡ từ các quốc gia châu Á. Thay vì như vậy, họ nên học hỏi những bàihọc rút ra từ sự sụp đổ của châu Á 15 năm trước.

Châu Á đã cho thế giới thấy sự nguy hiểm của các biện pháp thắt lưng buộc bụng hay sự sùng bái mùquáng đối với các chính sách kinh tế không đúng lúc. Vậy thì, tại sao châu Âu lại sử dụng phươngpháp giải quyết khủng hoảng giống với châu Á trước đây trong khi 15 năm trước biện pháp này khônghề tỏ ra hiệu quả ở châu Á?

Châu Âu vẫn đang đặt chính trị lên trước kinh tế và bỏ lỡ 2 thứ mà châu Á đã chấp nhận cách đâynhiều năm. Thứ nhất, bản chất của hệ thống tài chính toàn cầu biến đổi nhanh hơn nhiều so với cáchội nghị. Thứ 2, chúng ta đang sống trong một thế giới không có cỗ máy kinh tế nào đủ tincậy.

Vấn đề thứ nhất có thể nhận ra được từ việc nỗi ám ảnh thắt lưng buộc bụng bắt nguồn từ Berlin. Đâylà những lời khuyên sai lầm mà các quan chức ở Washington đưa ra cho châu Á năm1997. Khi đó, Khobạc Mỹ và IMF đã yêu cầu châu Á phải giữ lãi suất ở mức cao để hỗ trợ cho tiền tệ và giảm chi tiêucông.

Tuy nhiên, khi các quan chức Bangkok, Jakarta và Seoul thay thế chính sách thắt lưng buộc bụng bằngcác chính sách mang sắc thái khác, tăng trưởng trở lại và nhà đầu tư lại ồ ạt quay lại. Ngày nay,đây là những nền kinh tế vượt trội so với châu Âu và Mỹ xét về tăng trưởng GDP.

Vấn đề thứ hai có nghĩa là sự cần thiết phải kích thích tăng trưởng ở châu Âu còn lớn hơn cả ở châuÁ cuối những năm 1990. Thời điểm đó, Mỹ là "ốc đảo thịnh vượng", theo cách gọi của Chủ tịch Fed lúcđó - Alan Greenspan. Giờ đây, châu Âu đang nhìn vào một môi trường toàn cầu hoàn toàn khác.

Kinh tế Mỹ đang trượt dài, lạm phát dai dẳng ở Nhật Bản và Trung Quốc thì giảm tốc. Sản xuất TrungQuốc suy giảm tháng thứ 7 liên tiếp. Sẽ là quá sức nếu hi vọng rằng Trung Quốc sẽ tiên phong cứuchâu Âu với nguồn của cải khổng lồ và tham vọng lớn lao.

Chỉ cách đây 3 tháng, người ta sôi nổi bàn tán rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ là cứu tinh củachâu Âu. Trung Quốc có hơn 3,3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối. Còn cách nào sử dụng hiệu quả nguồntài nguyên hơn là để cứu eurozone? Tuy nhiên, khủng hoảng đã chạm đến Trung Quốc.

Không có nơi nào chứng kiến điều này rõ ràng hơn ở Hồng Kông. Chỉ số Hang Seng đã sụt mất 14% sovới mức đỉnh vào ngày 29/2 khi nhà đầu tư lo ngại về ảnh hưởng từ châu Âu.

Mỗi gói cứu trợ dành cho Hy Lạp chỉ làm nổi bật thêm sự vô dụng của các giải pháp chính trị đối vớiliên minh kinh tế đầy rẫy những điểm yếu. Sự ra đi của Hy Lạp bị trì hoãn và giờ đây dự đoán đổ vềmục tiêu mới - Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới.

Châu Âu đã quên mất rằng các vấn đề cốt lõi về tài chính càng được giải quyết nhanh đến đâu thìkinh tế càng phục hồi nhanh đến đó. Để có được điều này, tăng trưởng là điều quan trọng.

Hàn Quốc nhanh chóng cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, Hy Lạpquá chần chừ trong việc tái cơ cấu nợ và quyết định xem nên ở lại hay rời eurozone. Sự trì hoãn chỉlàm chậm bước tiến của eurozone.

Cải cách mà Seoul thực hiện sau năm 1997 đang đem lại những hiệu quả to lớn sau 15 năm. Ngày nay,khi Hàn Quốc để câu khẩu hiệu marketing "Dynamic Korea" - Hàn Quốc năng động, không ai có thể chêcười. Samsung đang vươn ra thị trường toàn cầu, đe dọa vượt qua cả Sony trong khi Hyundai cạnhtranh với Toyota.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 0,7% ở Thái Lan. NHTW nước này dự báo Thái Lan sẽ tăngtrưởng 6% trong năm nay.

Kinh tế Tây Ban Nha sẽ nằm ở vị trí nào đến năm 2027? Liệu Tây Ban Nha có thể nằm ở vị trí 14 nhưHàn Quốc hôm nay? Người tiêu dùng sẽ sử dụng đồng euro hay đồng peseta? Thời gian sẽ trả lời nhữngcâu hỏi này.

Nguồn CafeF


Sự kiện