Khủng hoảng năng lượng châu Âu diễn ra khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga.
Châu Âu chuẩn bị gì để "vượt qua" mùa đông đầy khó khăn?
Khủng hoảng năng lượng châu Âu diễn ra khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga. Theo cáo báo, lượng khí đốt của châu Âu chỉ đủ dùng trong 3 tháng tới. Hiệu ứng từ việc cắt giảm khí đốt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người dân.
Trong tháng 7, Uỷ ban châu Âu đã đồng ý với chính sách tự nguyện cắt giảm 15% mức sử dụng khí đốt đến tháng 3 năm sau. Trong bối cảnh này, nhiều chính phủ châu Âu đã cân nhắc các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron kêu gọi người dân giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng. Trong trường hợp người dân không tự nguyện tiết kiệm điện, các biện pháp bắt buộc sẽ được thi hành. Ngày 13/9 vừa qua, thành phố Paris đã ra thông báo sẽ tắt đèn tháp Eiffel sớm hơn một tiếng vào lúc 23 giờ 45. Các biển quảng cáo sáng đèn bị cấm sử dụng từ 1 giờ sáng đến 6 giờ sáng.
Đức là quốc gia chịu thiệt hại nhất trong việc Nga ngừng cung cấp khí đốt. Đứng trước tình hình này, các nhà chức trách đã quyết định dừng cung cấp nước nóng ở các toà nhà công cộng. Sử dụng nước nóng ở các bể bơi, nhà thi đấu, câu lạc bộ cũng không được phép. Tất cả điều này nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong mùa đông sắp đến.
Tương tự như Đức, Áo cũng là đất nước chịu ảnh hưởng khi năm ngoái lượng khí đốt phụ thuộc 80% vào Nga. Tuần trước, cơ quan khí hậu của Áo đã khởi động chiến dịch “Mission 11” bao gồm các nội dung: khuyến khích người dân lái xe chậm hơn, giảm thiểu thời gian tắm để tiết kiệm năng lượng.
Khác với nhiều nước phương Tây, Tây Ban Nha không quá phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. Tuy nhiên, Quốc hội Tây Ban Nha cũng đồng ý cắt giảm 8% mức sử dụng khí đốt. Các tòa nhà công cộng và văn phòng không được phép bật chế độ làm ấm trên 19 độ C vào mùa đông tới và điều hoà chế độ làm mát dưới 27 độ C vào mùa hè năm sau.
Quốc hội Tây Ban Nha đồng ý cắt giảm 8% mức sử dụng khí đốt. Ảnh: CNBC. |
Trong khi 75% nguồn cung khí đốt của Phần Lan được nhập khẩu từ Nga. Vừa qua chính phủ Phần Lan cũng đưa ra chính sách nhằm thúc đẩy người dân Phần Lan giảm sử dụng mức tiêu thụ điện năng. Một vài biện pháp được đưa ra là giảm nhiệt độ điều hòa trong gia đình, sử dụng các thiết bị điện ít hơn và hạn chế thời gian tắm còn 5 phút.
Tại Ý, đã công bố tình trạng khẩn cấp của khủng hoảng năng lượng và do dừng hoạt động 50 đài phun nước nhằm kiểm soát chi phí năng lượng. Và ở Hà Lan, nhiều địa phương đã cho giảm nhiệt độ nước hồ bơi xuống 1 độ C để tiết kiệm chi phí năng lượng đang ngày càng tăng cao.
Trước những nỗ lực và biện pháp của các quốc gia phương Tây, hy vọng vượt qua mùa đông này là hoàn toàn có thể. Giám đốc của Eurasia Group, Henning Gloystein chia sẻ với CNBC, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các gia đình trong giai đoạn hiện tại nhiều hơn nhu cầu công nghiệp. Việc giảm 15% tiêu thụ năng lượng trong hoạt động kinh doanh là điều khó khăn nhưng không phải là không thể. Châu Âu cũng đang xem xét việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để kiểm soát tình trạng khủng hoảng năng lượng.
Có thể bạn quan tâm:
Giá khí đốt châu Âu “hạ nhiệt” về mức thấp nhất trong hai tháng
Nguồn CNBC