Thứ Bảy | 05/05/2012 14:33

Châu Âu cần có một liên hiệp ngân hàng?

Liệu châu Âu có cần một "liên đoàn ngân hàng" để vực dậy liên minh đấu tranh tiền tệ hay không? Và liệu điều đó có trở thành hiện thực?
Những câu hỏi này được nêu lên trong các cuộc tranh luận ngày càng sôi nổi về việc làm thế nào để phá vỡ mối liên kết giữa các quốc gia bên ngoài khu vực đồng euro (eurozone) đang gặp khó khăn và các ngân hàng cũng đang vật lộn với rắc rối của họ.

Tại một số nước như Ireland, nhiều khoản cho vay của ngân hàng đã trở thành nợ xấu và kết quả là họ phải viện đến các gói giải cứu của chính phủ. Tại Hy Lạp và Italia, các ngân hàng mua lại rất nhiều trái phiếu chính phủ trong khi giá trị của những trái phiếu này đã bị ảnh hưởng do các quốc gia này bị hạ tín nhiệm tín dụng.

Còn ở Tây Ban Nha, tâm điểm hiện tại của cuộc khủng hoảng đồng khu vực đồng euro, tồn tại cả hai rắc rối trên: Ngân hàng có quá nhiều khoản nợ xấu - và sau đó lại mua quá nhiều trái phiếu chính phủ.

Một giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết mối quan hệ chồng chéo này đó là tạo ra một hệ thống thống nhất trên toàn châu Âu để điều tiết các ngân hàng và, nếu cần, đóng cửa các ngân hàng này và trả lại tiền cho các khách hàng đã ký gửi. Giải pháp này là một trong những giải pháp nhận được sự ủng hộ của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF.

Ý tưởng này đồng nghĩa với việc các ngân hàng cho vay trong khu vực eurozone sẽ được xem xét với tư cách là các ngân hàng của châu Âu chứ không phải là ngân hàng riêng biệt của Tây Ban Nha, Hy Lạp và Italia.

Nếu như những ngân hàng này gặp rắc rối, họ sẽ không làm ảnh hưởng tới chính phủ của mình và ngược lại. Điều đó sẽ khiến việc quản lý cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro trở nên dễ dàng hơn.

Về mặt lý thuyết, ý tưởng trên khá hấp dẫn, nhưng trên thực thế mô hình liên đoàn ngân hàng như thế là không khả thi. Mối quan hệ chồng chéo giữa các chính phủ và ngân hàng có thể không an toàn nhưng điều đó không có nghĩa các chính trị gia hoàn toàn không thích nó. Việc giám sát các ngân hàng cho vay giúp giới chính trị gia có nhiều phương án để can thiệp vào nền kinh tế của đất nước.

Và điều này không chỉ tồn tại riêng ở các nước đang gặp khó khăn. Ngay tại các quốc gia có nền kinh tế tương đối khỏe mạnh như Đức và Pháp, rất khó để các nước này từ bỏ quyền kiểm soát các ngân hàng.Người dân tại các quốc gia giàu có chắc chắn cũng không thích ý tưởng giải cứu các ngân hàng. Hơn nữa, ngay cả khi một thể chế ngân hàng thống nhất được tạo ra, liệu nó có đủ sức mạnh để chỉ ra cho các "ông lớn" thấy điều họ cần phải làm?

Một câu hỏi khác được đặt ra là liệu một liên minh ngân hàng như vậy nên giới hạn trong eurozone hay trải rộng ra toàn châu Âu, bao gồm cả vương quốc Anh - trung tâm tài chính lớn nhất khu vực. Nước Anh chắc chắn sẽ không đồng ý với ý tưởng này và tranh luận rằng họ không cần thiết phải bị bó buộc trong một hệ thống, vốn được tạo ra để chống đỡ cho loại tiền tệ mà họ không phải là một thành viên của nó.

Mặt khác, nếu các nước khu vực đồng euro không thống nhất ý chí trong vấn đề này, thì một thị trường đơn nhất trong dịch vụ tài chính sẽ nhanh chóng bị phân mảnh.

Ngoài những lý do chính trị, một liên đoàn ngân hàng cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề. Cụ thể, nó sẽ không thể làm gì để ngăn chặn các ngân hàng ôm quá nhiều nợ chính phủ. Chẳng hạn, vài tháng trước, các ngân hàng cho vay của Tây Ban Nha và Italia đã mua lại quá nhiều nợ chính phủ. Điều này tuy giúp đem lại cho chính phủ hai nước một khoản tài chính lớn nhưng lại khiến các ngân hàng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng giống quốc gia họ.

Theo thời gian, chính phủ các nước sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào các ngân hàng trong nước song điều này không phải một sớm một chiều sẽ xảy ra.

Mặc dù vậy, không phải ý tưởng về một liên đoàn ngân hàng châu Âu là hoàn toàn bất khả thi. Điều quan trọng nhất là cần phải tạo ra một cơ chế giải quyết trên toàn châu Âu.

Ý tưởng cơ bản là một cơ chế như vậy sẽ cho phép các ngân hàng mất khả năng trả nợ phá sản một cách có kiểm soát.

Nếu các cổ đông trong ngân hàng không đủ vốn, các ngân hàng sở hữu trái phiếu sẽ được "giải cứu".

Nếu trong trường hợp các ngân hàng sở hữu trái phiếu cũng không đủ vốn thì chương trình bảo lãnh tiền gửi phải được khởi động để chắc chắn rằng những người ký gửi sẽ được hoàn trả lại tiền.

Với mô hình như vậy, chính phủ các nước như Ireland sẽ không bị ảnh hưởng bởi khó khăn của các ngân hàng cho vay trong tương lai.

Hiện tại, nhiều nước châu Âu thiếu một cơ chế giải quyết như vậy. Nếu có thì những cơ chế này lại không hợp tác hiệu quả với nhau để giải quyết khủng hoảng.

Hơn nữa, cho đến gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại tỏ ra không đồng ý với ý tưởng rằng các ngân hàng nắm giữ trái phiếu không nên bị thiệt hại. Điều này đã ngăn cản Dublin giải cứu các ngân hàng nắm giữ trái phiếu khiến nhiều người lo ngại rằng khủng hoảng sẽ tiếp tục lây lan trên toàn châu Âu.

Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi. Ủy ban châu Âu (EC) dự định công bố kế hoạch thành lập một cơ chế giải quyết trên toàn châu Âu vào tháng 6 tới đây. Thậm chí, ngay cả ECB cũng bắt đầu lên tiếng ủng hộ một chương trình như vậy.

Ý tưởng khả thi thứ hai được lựa chọn đó là củng cố các chương trình bảo lãnh tiền gửi của châu Âu. Hiện tại, mỗi nước đều có một chương trình dạng này của riêng mình. Vấn đề là những người gửi tiền tại các nước yếu kém, đặc biệt là Hy Lạp, không thực sự tin tưởng rằng chương trình của chính phủ có đủ tiền để hoàn trả lại cho họ. Do đó, họ chọn giải pháp là gửi tiền ra nước ngoài.

Hiện tại, châu Âu vẫn chưa sẵn sàng việc thành lập một liên đoàn ngân hàng khi chưa thể tạo nên một sự liên minh về chính trị. Tuy nhiên, những ý tưởng như vậy cho thấy việc hạn chế mối quan hệ không khỏe mạnh giữa các ngân hàng cho vay và chính phủ của họ là hoàn toàn có thể và châu Âu nên nắm bắt lấy chúng.

Nguồn Reuters/DVT


Sự kiện