Chủ Nhật | 03/06/2012 10:13

Châu Á vẫn là động lực tiêu thụ hàng hóa xa xỉ của châu Âu

Các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại tại châu Á đang làm dấy lên câu hỏi liệu nhu cầu hàng hóa xa xỉ ở đây có giảm.

Các dấu hiệu cho thấytăng trưởng kinh tế chậm lại tại châu Á đang làm dấy lên câu hỏi về nhu cầuhàng hóa xa xỉ khu vực này khi triển vọng ngành công nghiệp hàng hóa xa xỉ những nămgần đây trở nên ngày càng gắn liền với tăng trưởng tại Trung Quốc, cũng như cácnước được gọi là các con hổ châu Á khác.

Trong khi các nhà sản xuất hàng hóa xa xỉ tỏ vẻ coi thường suy thoái, thì cácnhà nghiên cứu lại cho rằng họ nên quen với các con số tăng trưởng ít ỏi khoảng10%, hơn là bám lấy các số liệu ngoạn mục những năm trước.

Tuy nhiên, Rahul Sharma, giám đốc công ty tư vấn bán lẻ Neev Capital, lại cho rằngmặc dù suy thoái phần nào có thể dẫn đến sự quay lại với hàng hóa bình thường,nhưng vẫn hy vọng  châu Á tiếp tục là động lực của ngành.

Tăng trưởng tại thị trường châu Á bùng nổ sau khi khủng khoảng tài chính xảy ravà các doanh nghiệp quay sang các khách hàng châu Á để bù đắp thiệt hại ở châuÂu. Tuy nhiên, Sharma nhận định rằng tốc độ này đang giảm đi, và thị trườngTrung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, nhưng sẽ không quá cao nữa.

Nhà bán lẻ Anh Burberry Group và công ty hàng hóa cao cấp của Thụy SĩFinanciere Richemont , cũng như hãng thời trang danh tiếng Pháp Hermes đều báocáo suy giảm doanh thu ở châu Á năm ngoái, làm dấy lên câu hỏi bùng nổ tiêu thụhàng hóa xa xỉ liệu có bền vững.

Tuy nhiên dù gì, giá cổ phiếu của các hãng đứng đầu ngành vẫn tăng trưởng tốt:Moet Hennessy Louis Vuitton (LVMH) của Pháp, công ty đứng đầu thị trường hàngxa xỉ thế giới tính theo doanh thu, tăng 4,1%, trong khi Burberry tăng 17%và Hermes tăng 9,4%.

Ngoài ra, Simon Irwin, nhà nghiên cứu tại Liberum Capital , một ngân hàng đầutư trụ sở ở London, cho biết một phần nguyên nhân của suy giảm tăng trưởngdoanh thu thị trường châu Á có thể giải thích do giới giàu châu Á du lịch tớichâu Âu và mua sắm, cũng như tận dụng lợi thế euro yếu đi.

Các khách Trung Quốc du lịch tới các thành phố như Paris và Milan với mục đíchmua sắm hàng hóa đắt tiền như đá quý, đồng hồ, túi xách. Họ mua cả tá và bán lạitại nước mình tại mức giá thấp hơn trong các cửa hàng nội địa, thu lại một khoảnlợi nhỏ.

Xu hướng này có thể giảm bớt nếu chính phủ Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu vàthuế tiêu thụ với hàng hóa xa xỉ để thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Hai cơ quanchính phủ Trung Quốc năm nay đã tranh cãi về giảm thuế, có thể giúp các công tyhàng hóa cao cấp châu Âu tăng lợi nhuận ở Trung Quốc hay giảm giá và khuyếnkhích khách hàng trong nước mua hàng hóa tại nước nhà.

Ông Sharma nhận định các công ty châu Âu sẽ tiếp tục mở rộng việc kinhdoanh ở châu Á, một phần vì khách hàng ở đây ít nhạy cảm với chu kỳ kinh tế hơn và lấy ví dụ túi xách Louis Vuitton của LVMH bán ở Trung Quốc cao hơn40% so với tại châu Âu.

Ông cũng nêu ra Richemontlà thương hiệu được mong muốn thứ hai tại trung Quốc sau BMW, và Hermes cũng thànhcông tương tự nhờ danh tiếng của mình với các khách hàngTrung Quốc, những người có tâm lý xài hàng hiệu để trở nên nổi bật. Ông nói: “Khôngcó gì thực sự làm ngưng xu hướng này, những người đó nghĩ trong đầu họ cần cóchúng, và họ sẽ trả tiền để có được”.

Nguồn WSJ/ DVT


Sự kiện