Thứ Bảy | 19/04/2014 14:13

Châu Á tiếp tục câu chuyện tăng trưởng thành công nhất

Kinh tế toàn cầu đang trên đà tăng trưởng tích cực hơn, trong đó châu Á nổi lên là khu vực tăng trưởng năng động nhất.
Thế giới đã vượt qua giai đoạn “thảm họa” kinh tế kéo dài và giờ đây bước sang trang mới, giai đoạn “nhấn ga” tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, sự phục hồi này còn chưa đồng đều và đối mặt với không ít nguy cơ, đáng lưu ý là nhữngrủi ro địa chính trị mà gần đây là khủng hoảng Ukraine.

Trong bối cảnh này, mục tiêu hàng đầu của các nền kinh tế thế giới là đổi mới và chung sức tạo lậpmột môi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và tạo nhiều việc làm.

Đây là những nhận định và quyết tâm cơ bản được các nhà lãnh đạo đưa ra tại Hội nghị mùa Xuânthường niên giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa diễn ra cuối tuần qua tạithủ đô Washington (Mỹ).

Kinh tế toàn cầu sang trang mới

Để lại sau lưng sáu năm ký ức buồn về khủng hoảng và suy thoái, trong đó có ba năm tồi tệ nhất (từnăm 2008-2010) được gọi là "thảm họa kinh tế," giờ đây kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn mớihứa hẹn tạo được nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm và bắt đầu tạo được nhiềuviệc làm.

Theo dự báo mới nhất của IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2014 và 3,9% trong năm2015, trong đó kinh tế Mỹ đóng góp một phần động lực không nhỏ.

Các nước phát triển, đi đầu là Mỹ và Anh, sẽ giữ vai trò cầm lái cho "con tàu" kinh tế thế giớitrên bước đường phục hồi, trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi chủ chốt (kể cả Trung Quốc) từnglà những ngôi sao sáng "soi đường, dẫn lối" cho kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.

Kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng ước khoảng 2,8% trong năm nay, dù rằng IMF lưuý chừng đó có thể chưa đủ để đưa hàng triệu người dân nước này trở lại thị trường lao động.

Trong khi đó, châu Âu bước qua khỏi giai đoạn khó khăn và kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn vớiđộng lực đến từ đầu tư tư nhân và xuất khẩu.

Hội nghị IMF và WB tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu với việc thông qua mụctiêu mà nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G-20 đưa ra là nâng GDP toàncầu thêm 2.000 tỷ USD trong 5 năm tới cũng như khuyến nghị chính phủ các nước tiến hành các chínhsách phù hợp, kể cả việc ngân hàng trung ương các nước chủ chốt duy trì lãi suất thấp để kích thíchtăng trưởng kinh tế, nhằm đạt mục tiêu trên.

Kiên trì cải cách kinh tế với các biện pháp thực tế và cụ thể là tâm huyết mà các bộ trưởng tàichính G-20 đã thể hiện trong hai ngày họp 10-11/4, kết thúc vào ngày khai mạc Hội nghị mùa Xuân củaIMF và WB (diễn ra từ ngày 11-13/4).

G-20 tin tưởng cải cách sẽ giúp tạo thêm 2% tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu trong hai nămtới.

Tin tưởng triển vọng thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 và 2015 sẽ khả quan hơn sovới các dự báo trước, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong báo cáo hàng năm vừa công bốngày 14/4 đã nâng dự báo nhịp độ tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2014 từ 4,5% lên4,7%, cao gần gấp hai lần so với mức tăng 2,1% của năm 2013, và lạc quan thương mại toàn cầu sẽtrở lại mức tăng 5,3% vào năm 2015.

Bên cạnh việc lạc quan tin tưởng vào sự cải thiện của kinh tế toàn cầu trong năm nay, Tổng Giám đốcIMF, Christine Lagarde, thừa nhận kinh tế toàn cầu tăng trưởng còn "không đồng đều, quá chậm vàmong manh" với 200 triệu người thất nghiệp.

Đầu tuần qua, IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay (thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báotrước), do sự hụt hơi của các thị trưởng mới nổi, lạm phát thấp và bất ổn chính trị tại một sốnước, nổi bật là khủng hoảng Ukraine liên quan đến việc Crimea sáp nhập vào Nga. Tăng trưởng kinhtế nhìn chung đi đúng hướng, song đầu tư vẫn tương đối yếu tại hầu hết các khu vực trên thế giới,dù là tại các nền kinh tế mới nổi hay đã phát triển.

Trong báo cáo vừa công bố ngày 14/4, WTO nhận định kinh tế thế giới năm 2014 đan xen giữa nhữngnguy cơ và tiềm năng tăng trưởng. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng trưởng thiếu độ vững,trong khi các nền kinh tế đang phát triển tăng chậm lại đáng kể do cả các tác nhân bên trong lẫnbên ngoài.

Nhận định chung của WTO, IMF và WB là kinh tế thế giới vẫn đang đối diện với một loạt vấn đề nhưkhủng hoảng Ukraine, lạm phát ở Eurozone và Nhật Bản vẫn thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn cao ở nhiềukhu vực và tác động tiêu cực của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút dần chương trình mua tráiphiếu, nhất là đối với các thị trường mới nổi.

Châu Á - Khu vực tăng trưởng năng động nhất

Không nghi ngờ gì, cho đến nay châu Á vẫn là "câu chuyện tăng trưởng" thành công nhất được đề cậptại Hội nghị mùa Xuân năm nay của IMF và WB, mặc dù mức độ thành công còn tùy thuộc vào mỗinước.

Ông Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương (EPR) của IMF, cho hay IMFtin tưởng EPR sẽ tiếp tục là nền kinh tế năng động nhất thế giới, cho dù nhịp độ tăng trưởng có thểkhông được như vài năm trước. EPR sẽ vẫn trong tâm thế tốt để đón nhận những "làn gió" phục hồi từcác nền kinh tế tiên tiến và duy trì đà và lực tăng trưởng vốn có.

IMF dự báo các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm 2014 và 5,5% năm 2015, khả quan hơnmức tăng 5,2% của năm 2013. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đạt mức tăng trưởngkhoảng 7,5% trong năm 2014, thấp hơn mức tăng 7,7% năm 2013, nhưng có thể coi là sự "điều chỉnhtheo mong muốn" để hướng tới sự tăng trưởng bền vững.

Năm 2014, Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng 1,4%, trong khi Ấn Độ dẫn dắt Nam Á phục hồi với mứctăng 5,4%. Nhịp độ tăng trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á sẽ chạm ngưỡng 5% trong nămnay.

Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - nhận được nhiều lời khen ngợi của IMF vì sự kiên địnhtrong việc thực hiện các biện pháp quyết đoán để ngăn chặn "khủng hoảng nhỏ" trong năm ngoái vớimức tăng trưởng 5,4%. Hai nền kinh tế đang được các nhà đầu tư quan tâm là Myanmar và Campuchia sẽtiếp tục đà tăng trưởng tích cực với mức tăng lần lượt 7,8% và 7,2% trong năm nay.

Theo WTO, trong năm 2013, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền thương mại lớn nhất thếgiới, với kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 11% tổng kim ngạch thương mại thế giới. WTO tintưởng châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2014 với mức tăng 6,9% và đồng thời giữngôi đầu về nhập khẩu với mức tăng 6,4%. Mặc dù đang tăng trưởng chậm lại, song kinh tế Trung Quốcsẽ vẫn là động lực lớn đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ về nhập khẩu ở châu Á.

Dẫu vậy, IMF không quên lưu ý các nền kinh tế châu Á không nên lơ là công cuộc cải cách trong bốicảnh các rủi ro và nguy cơ vẫn "rình rập." Mặc dù không phải không có tác động tích cực, nhưng việcMỹ thắt chặt chính sách tiền tệ thiếu lịch trình cụ thể có thể tác động bất lợi lên châu Á, dẫn tớiviệc chi phí đi vay tại các nền kinh tế châu Á bị đẩy lên và dòng vốn thoái lui khỏi khu vựcnày.

Cải cách cơ cấu IMF và tâm điểm Nga và Ukraine

Tuyên bố kết thúc Hội nghị của IMF và WB đã bày tỏ sự "thất vọng sâu sắc" về việc Mỹ vẫn trì hoãntrong việc mở rộng khoản vay để IMF trợ giúp các quốc gia gặp khó khăn. IMF sẽ đưa ra những giảipháp khác cho vấn đề này, một bước đi có thể làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầucũng như dẫn tới một thế giới bị phân cực hơn, nếu Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua chương trình cảicách IMF năm 2010.

Tại cuộc họp ngày 11/4, các nhà hoạch định chính sách G20 thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua việc mởrộng khoản vay và cải cách IMF sao cho mang lại tiếng nói lớn hơn cho các nước mới nổi vào cuối nămnay trong định chế này. Việc thực hiện chương trình cải cách năm 2010 vẫn là ưu tiên số một củaIMF. Tuy nhiên, bốn năm trôi qua kể từ khi được IMF thông qua và hầu hết 188 nước thành viên củaIMF ủng hộ, nó vẫn bị "kẹt" tại đồi Capitol, do không nhận được "cái gật đầu" từ Quốc hội Mỹ bởinước này có quyền phủ quyết các quyết định của IMF.

Tại Hội nghị mùa Xuân IMF-WB năm nay, vấn đề Ukraine thu hút nhiều sự quan tâm cũng như quan ngạicủa các nhà hoạch định chính sách hàng đầu thế giới. Các bộ trưởng tài chính G-20 ngày 11/4 đã tánthành gói cứu trợ từ 14-18 tỷ USD của IMF dành cho Ukraine để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Tuyên bố kết thúc hội nghị cũng nêu rõ nền kinh tế yếu của Ukraine và mối đe dọa an ninh gia tăngsau khi Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga là một trong số nguy cơ đe dọa đối với kinh tế toàncầu.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện