Thứ Năm | 15/08/2013 20:46

Châu Á: Tăng trưởng kinh tế chưa giúp giảm nghèo

Nghiên cứu cho hay bất chấp những thành tựu đạt được ở một số nền kinh tế châu Á, hơn 660 triệu người ở khu vực vẫn sống trong cảnh cực nghèo.
Theo một nghiên cứu mới có tên "Chấm dứt tình trạng nghèo khó ở châu Á" do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) thực hiện, các nhà hoạch định chính sách châu Á cần tăng cường tính hiệu quả hơn nữa của các kế hoạch hành động cấp nhà nước để giảm tỷ lệ nghèo và duy trì đà tăng trưởng bền vững.

Ông Kazu Sakai, Tổng Giám đốc Ban Chính sách và Chiến lược của ADB, cho rằng tương lai thịnh vượngcủa châu Á sẽ chỉ được đảm bảo nếu các nước tiếp tục cuộc chiến chống nghèo đói và các vấn đề liênquan khác, và điều này đòi hỏi các chính phủ có hành động can thiệp tích cực.

Khi thời hạn để hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 sắp đến, nghiên cứu này là sựnhắc nhở đúng lúc về nhiệm vụ chưa hoàn thành lớn lao ở châu Á và những bước đi cần thiết để chấmdứt tình trạng nghèo đói trên diện rộng.

Nghiên cứu trên cho hay bất chấp những thành tựu đạt được ở một số nền kinh tế châu Á, hơn 660triệu người ở khu vực này vẫn sống trong cảnh cực nghèo, với mức thu nhập chưa đầy 1,25USD/ngày.

Nếu tính cả những người rất dễ bị ảnh hưởng và có thể dễ dàng tái rơi vào cảnh cực nghèo, thì consố này có thể tăng lên 1,5 tỷ người, hay tương đương với tỷ lệ gần 1 người/2 người dân của châuÁ.

Theo nghiên cứu trên, hầu hết quốc gia châu Á không thể đạt được mục tiêu Thiên niên kỳ vào năm2015 khi họ vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hệ thống vệ sinh cơ bản, một số lượng lớn trẻem suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong cao đối với trẻ sơ sinh và sản phụ.

Nghiên cứu trên lưu ý rằng chính phủ các nước châu Á cần hỗ trợ phát triển hệ thống dạy nghề chongười lao động, cung cấp hệ thống giáo dục chất lượng và các sáng kiến khuyến khích phát triển chonhững doanh nghiệp mới thành lập.

Các biện pháp này phải được thực hiện với khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Các nhà hoạch địnhchính sách cũng cần khuyến khích sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vửa, vì họ cung cấpviệc làm cho một số lượng lớn lao động.

Theo nghiên cứu trên, các nhà hoạch định chính sách châu Á cũng cần cấp tài chính cho chương trìnhphát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đô thị, chương trình an sinh xã hội và giảm thiểunhững bất đồng về giới và tăng tính linh hoạt của thị trường lao động để nâng cao cơ hội việclàm.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh bất kỳ giải pháp nào để đi đến thành công sẽ phải xác địnhrõ ràng các mục tiêu, với một thời gian biểu cụ thể và một chiến lược đáng tin cậy nhằm đạt đượcnhững mục tiêu này, cùng với một danh sách chi tiết về những hành động can thiệp của chính phủ vàđược thiết kế để giải quyết các vấn đề của một quốc gia hay vùng lãnh thổ cụ thể.

Nguồn TTXVN


Sự kiện