Chủ Nhật | 20/05/2012 08:36

Châu Á qua những thực tế thú vị của ngành nông nghiệp

Dân số và giá lương thực tăng nhanh, cùng các vấn đề môi trường, khiến ngành nông nghiệp của châu Á phải đối mặt với hàng loại thử thách.
1. Hơn 2,2 tỷ người dân khu vực châu Á sống dựa vào nông nghiệp

2. Cho tới giờ, gạo là cây trồng quan trọng nhất ở châu Á, chiếm tới 90% sản lượng sản xuất và tiêu dùng toàn thế giới.

3. Nhiều nhà kinh tế cho rằng gạo là hàng hóa thứ cấp do tiêu dùng gạo có xu hướng giảm khi thu nhập tăng.

4. Hầu hết các nước châu Á có thể tự cung cấp lương thực từ những năm 1970 -1980 nhờ cuộc Cách mạng Xanh.

5. Đầu tư vào nông nghiệp giảm là nguyên nhân khiến lợi suất của các loại cây trồng chủ yếu như gạo và lúa mì chững lại hoặc giảm. Ví dụ đầu tư công vào nông nghiệp ở Ấn Độ hiện nay nhìn chung không khác so với năm 2004.

6. Ước tính năm 2011, có 160 triệu ha đất dùng để trồng các loại cây sử dụng công nghệ sinh học, khiến nó trở thành kĩ thuật cho cây trồng lan rộng nhanh nhất.

7. Khoảng 30%  quốc gia phát triển các cây trồng sử dụng công nghệ sinh học nhiều nhất năm 2011 nằm ở châu Á: Ấn Độ trồng 10,6 triệu ha bông, Trung Quốc trồng 3,9 triệu ha bông, đu đủ, cây dương, cà chua và ớt ngọt, trong khi Pakistan trồng 2,6 triệu ha bông.

8. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 37% lượng khí thải từ sản phẩm nông nghiệp của toàn thế giới, trong đó riêng Trung Quốc đã chiếm 18%.

9. Ở hầu hết các nước châu Á, nông nghiệp là nguồn tiêu tốn nhiều nước nhất và có thể chiếm tới 90% tổng lượng tiêu thụ nước.

10. Nhu cầu lương thực cũng như cây trồng lương thực sẽ tăng gần gấp đôi trong 50 năm tới. Trong khi đó, sản xuất thịt, sữa, đường, dầu và rau đặc biệt tốn nhiều nước hơn trồng các loại ngũ cốc, và cách quản lý nguồn nước cho chúng cũng khác nhau.

11. Chiếm tới 25% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 7% lượng đất trồng trọt trên thế giới, trao đổi thức ăn nông nghiệp vô cùng quan trọng với kinh tế Trung Quốc. Do đó, nhiều khả năng châu Á sẽ nhập khẩu số lượng lớn thức ăn nông nghiệp trong những thập kỉ tới.

12. Kế hoạch hành động vì An ninh lương thực bền vững ở châu Á - Thái Bình Dương tập trung vào thống nhất các mục tiêu năng suất nông nghiệp, liên kết thị trường và phục hồi nguồn lực để đạt được sự bền vững trong an ninh lương thực.

Nguồn ADB/DVT


Sự kiện