Chủ Nhật | 10/06/2012 23:05
Châu Á không còn là điểm sáng cho các vụ IPO
Châu Á không còn trở thành điểm sáng IPO như trước do các công ty lên sàn thường là những công ty nhận được sự bảo trợ từ nhà nước.
Trong khi châu Âu bị sa lầy trong khủng hoảng nợ và Mỹ chỉ đạt được sự phục hồi kinh tế yếu ớt, sự bùng nổ của Trung Quốc dường như được coi là điểm sáng hiếm hoi cho các nhà đầu tư chứng khoán. Mặc dù Hy Lạp có nguy cơ rời khỏi eurozone, câu chuyện tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đủ để thuyết phục nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu của các công ty ở Trung Quốc đại lục cùng với rất nhiều vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty đa quốc gia được thực hiện ở châu Á.
Tuy nhiên, xu hướng này đang bị đảo ngược. Một số thị trường bùng nổ ở châu Á giờ đây cũng bị chậm lại. Graff, một công ty trang sức của Anh đã phải hoãn kế hoạch IPO trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Rất nhiều báo chí đưa tin rằng Formuala One (F1) sẽ tiến hành 1 trong những vụ IPO lớn nhất năm nay trên sàn chứng khoán Singapore. Mặc dù vậy, Bernie Ecclestone, ông chủ của giải đua xe hàng đầu thế giới cho biết F1 phải hoãn lại IPO do những diễn biến xấu của kinh tế thế giới và sẽ đợi đến thời điểm thích hợp.
Từ đầu năm đến nay chỉ có 165 vụ IPO có tổng trị giá 16,2 tỷ USD trên toàn châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. Đây là con số thấp nhất kể từ năm 2009 - năm kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu trong cơn hỗn loạn, vẫn có 264 vụ với tổng giá trị 54,4 tỷ USD.
Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi này? Tất nhiên, rất nhiều vụ IPO đã bị hoãn lại do lo ngại về tương lai ảm đạm mà khủng hoảng tài chính ở châu Âu mang lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh hơn dự đoán. Trích dẫn các số liệu về thương mại và sản xuất của Trung Quốc mới được công bố, Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế tại HSBC nhận xét, tình hình đang trở nên rất khó khăn.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, một vài công ty châu Á vẫn đang có kế hoạch lên sàn. Felda Global, công ty hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước đến từ Malaysia cũng đang có kế hoạch thực hiện vụ IPO trị giá tới 3,2 tỷ USD tại sàn giao dịch chứng khoán Malaysia vào ngày 28/6 tới. Đây có lẽ là vụ IPO lớn thứ 2 trong năm nay, chỉ sau Facebook. Đồng thời, ngày 6/6, các báo cũng đưa tin Bộ Tài nguyên môi trường Trung Quốc cũng vừa thông qua kế hoạch IPO Công ty điện hạt nhân Trung Quốc. Vốn huy động được có thể được sử dụng tài trợ cho 5 dự án điện hạt nhân trị giá tới 27,4 tỷ USD.
Mặc dù vậy, xét về tổng thể, với nỗi lo sợ về sự sụt giảm của kinh tế Trung Quốc, châu Á không còn trở thành điểm sáng IPO như trước nữa. Các công ty lên sàn thường là những công ty đặc biệt, nhận được sự trợ giúp từ nhà nước hoặc có các ông chủ hài lòng với giá IPO. Ngược lại, châu Á đang trở thành thị trường ưa thích của người mua hơn là của các vụ IPO.
Tuy nhiên, xu hướng này đang bị đảo ngược. Một số thị trường bùng nổ ở châu Á giờ đây cũng bị chậm lại. Graff, một công ty trang sức của Anh đã phải hoãn kế hoạch IPO trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Rất nhiều báo chí đưa tin rằng Formuala One (F1) sẽ tiến hành 1 trong những vụ IPO lớn nhất năm nay trên sàn chứng khoán Singapore. Mặc dù vậy, Bernie Ecclestone, ông chủ của giải đua xe hàng đầu thế giới cho biết F1 phải hoãn lại IPO do những diễn biến xấu của kinh tế thế giới và sẽ đợi đến thời điểm thích hợp.
Từ đầu năm đến nay chỉ có 165 vụ IPO có tổng trị giá 16,2 tỷ USD trên toàn châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. Đây là con số thấp nhất kể từ năm 2009 - năm kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu trong cơn hỗn loạn, vẫn có 264 vụ với tổng giá trị 54,4 tỷ USD.
Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi này? Tất nhiên, rất nhiều vụ IPO đã bị hoãn lại do lo ngại về tương lai ảm đạm mà khủng hoảng tài chính ở châu Âu mang lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh hơn dự đoán. Trích dẫn các số liệu về thương mại và sản xuất của Trung Quốc mới được công bố, Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế tại HSBC nhận xét, tình hình đang trở nên rất khó khăn.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, một vài công ty châu Á vẫn đang có kế hoạch lên sàn. Felda Global, công ty hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước đến từ Malaysia cũng đang có kế hoạch thực hiện vụ IPO trị giá tới 3,2 tỷ USD tại sàn giao dịch chứng khoán Malaysia vào ngày 28/6 tới. Đây có lẽ là vụ IPO lớn thứ 2 trong năm nay, chỉ sau Facebook. Đồng thời, ngày 6/6, các báo cũng đưa tin Bộ Tài nguyên môi trường Trung Quốc cũng vừa thông qua kế hoạch IPO Công ty điện hạt nhân Trung Quốc. Vốn huy động được có thể được sử dụng tài trợ cho 5 dự án điện hạt nhân trị giá tới 27,4 tỷ USD.
Mặc dù vậy, xét về tổng thể, với nỗi lo sợ về sự sụt giảm của kinh tế Trung Quốc, châu Á không còn trở thành điểm sáng IPO như trước nữa. Các công ty lên sàn thường là những công ty đặc biệt, nhận được sự trợ giúp từ nhà nước hoặc có các ông chủ hài lòng với giá IPO. Ngược lại, châu Á đang trở thành thị trường ưa thích của người mua hơn là của các vụ IPO.
Nguồn CafeF