Thứ Hai | 12/05/2014 12:11

Châu Á đối mặt với rủi ro nếu Fed tăng lãi suất

Singapore và Hồng Kông là hai nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu Fed tăng lãi suất, theo viên nghiên cứu quốc tế Capital Economics.
Phần lớn giới phân tích dự báo rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào giữa năm 2015 sau khi kết thúc chương trình kích thích. Daniel Martin, chuyên gia khối thị trường mới nổi tại Capital Economics, nhận định, Singapore và Hồng Kông đặc biệt dễ bị tổn thương trước những động thái của Fed vì lãi suất nội địa của hai nền kinh tế này gắn liền với ngân hàng trung ương Mỹ.

Ông Martin cho biết, hai nền kinh tế này đều gặp vấn đề về tăng trưởng tín dụng tăng nhanh và tỷ giá hối đoái thiếu linh hoạt. Tỷ giá của Singapore được cố định để giao dịch trong một biên độ nhất định trong khi đô la Hồng Kông lại khá ổn định so với USD.

Theo ông Martin, tỷ giá ngoại hối thiếu linh hoạt là nguyên nhân khiến lãi suất của Singapore và Hồng Kông - lần lượt là 0,21% và 0,41% - có nguy cơ tăng mạnh nếu Fed tăng lãi suất. Những người đi vay tại 2 nước này vốn quen với mức lãi suất thấp trong nhiều năm nên việc tăng lãi suất trong những năm tới có thể là một bất ngờ lớn.

Với mức lãi suất thấp, cả Singapore và Hồng Kông đều đã chứng kiến thị trường bất động sản bùng nổ chưa từng thấy trong những năm gần đây, khiến nhiều chuyên gia theo dõi thị trường dự báo sẽ xảy ra bong bóng bất động sản.

Seng Wun Soon, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng CIMB cho biết, khi Fed tăng lãi suất, nhiều

Ông Martin cho biết, nợ hộ gia đình tương đương với gần 80% GDP của Singapore và 60% GDP của Hồng Kông.

hộ gia đình ở Singapore đặc biệt dễ bị tổn thương với 70% nợ hộ gia đình sẽ bị tác động bởi kế hoạch thả nổi lãi suất. Giá nhà tại Singapore tăng 60% từ năm 2009 đến giữa tháng 3/2014 trong khi giá bất động sản ở Hồng Kông tăng gấp đôi.

Tuy nhiên, ông Martin nhận định, sự phát triển mạnh mẽ trên diện rộng của kinh tế Singapore, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng khỏe mạnh, sẽ giúp nước này đứng vững trong quá trình chuyển đổi. Hồng Kông có thể sẽ gặp rắc rối nhiều hơn do xảy ra tình trạng "sủi bọt" trên thị trường nhà đất của nước này.

Capital Economics cảnh báo, lĩnh vực doanh nghiệp thậm chí còn rủi ro hơn vì các doanh nghiệp ở cả hai nước đều đẩy nhanh hoạt động đi vay.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tỷ lệ nợ doanh nghiệp/GDP của Singapore vào khoảng 90% trong năm 2013, gấp đôi mức trung bình 45% từ năm 2004 đến 2007. Tỷ lệ nợ doanh nghiệp/GDP của Hồng Kông là 120% vào năm 2013, cao hơn nhiều so với mức trung bình 80% từ năm 2003 đến năm 2007.

Tuy nhiên, ông Martin cũng thừa nhận rằng, Singapore và Hồng Kông đều có rất nhiều mặt tích cực, có lợi cho cả 2 nền kinh tế như lĩnh vực ngân hàng khỏe mạnh, tiêu chuẩn cho vay cao và hợp lý, chính phủ tư bản hóa và những lợi ích lớn từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu.

Ông Martin cho rằng, rủi ro lớn hơn mà 2 nền kinh tế sẽ phải đối mặt là tăng trưởng chậm lại trong vài năm, chứ không phải là nguy cơ về các cuộc khủng hoảng.

Michael Wan, chuyên gia kinh tế học tại ngân hàng Credit Suisse cho rằng, Ấn Độ và Indonesia sẽ vẫn là những nền kinh tế đặc biệt bị ảnh hưởng với sự thắt chặt chính sách của Fed.

Nguồn Theo DVO/CNBC


Sự kiện