Chủ Nhật | 30/09/2012 07:48

Châu Á đã hết thời kỳ tăng trưởng thần kỳ?

Đà tăng trưởng của châu Á chững lại khi các lợi thế về nguồn lao động, đầu tư giảm dần.
Báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất của UBS về các nước châu Á, trong đó đề nhiều nhất tới các nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Đây là những nền kinh tế đầu tàu ở khu vực, ngoại trừ Nhật Bản.

Kể từ khủng hoảng tài chính phương Tây, châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc, nổi lên là những nền kinh tế mạnh làm thay đổi cấu trúc kinh tế toàn cầu.

Sự tăng trưởng thần kỳ của châu Âu là nhờ những lợi thế về dân số học, đầu tư tăng, chất lượng giáo dục được cải thiện, lực lượng lao động trẻ, linh hoạt.

Châu Á đã trụ vững trước khủng hoảng tài chính của các nền kinh tế phát triển và tăng trưởng gần 10% năm 2011. Tuy nhiên, sau đó, đà tăng trưởng của châu Á bắt đầu chững lại mà thể hiện ra rõ nhất ở thị trường bất động sản, thị trường lao động.

Tại Trung Quốc, thị trường bất động sản trên đà suy giảm, đóng băng lợi nhuận. Trong khi đó, thị trường lao động bắt đầu già hóa do hậu quả của chính sách 1 con duy trì suốt 3 thập kỷ . Điều này khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm tới 2%.

Trong khi đó, Ấn Độ - nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 10% thì hiện vẫn chỉ "dậm chân" tại 5-6%.

Dưới đây là biểu đồ chỉ ra tăng trưởng GDP thực tế của các nền kinh tế châu Á đang phát triển và Trung Quốc suy giảm cùng với sự suy giảm về cung lao động, tổng năng suất nhân tố sản xuất (TFP - một cách đo lường năng suất của cả vốn lẫn lao động cùng lúc trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế) và vốn vật chất.

asia2.png

Với nền tảng tăng trưởng dựa rất nhiều vào vốn từ những năm 1960,các nền kinh tế trong khu vực châu Á rất dễ bị tổn thương khi các dòng vốn đảo chiều đột ngột.

Trong giai đoạn những năm 2000, khu vực châu Á phụ thuộc rất nhiều vào tổng năng suất lao động và vốn. Bên cạnh đó, tỉ lệ tín dụng so với GDP luôn ở mức cao là một thách thức lớn, dễ bị hạ cánh cứng khi chính phủ các nuớc ngày quyết định thắt chặt tiền tệ, hạ tỉ lệ đòn bẩy (như Trung Quốc hiện tại)

asia3.png

Đồ thị trên cho thấy từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 tới nay, tỷ lệ đòn bẩy của khu vực châu Á luôn đi lên không ngừng. Đường màu da cam là tỉ lệ tín dụng/GDP của khu châu Á không tính Nhật Bản, đường màu vàng là loại bỏ Trung Quốc.

Nguồn Vfpress, UBS/Khampha


Sự kiện