Châu Á có thể cứu thế giới khỏi suy thoái kép
“Về lĩnh vực chính sách tiền tệ, chúng tôi nghĩ các ngân hàng trung ương các nước châu Á có khả năng cắt giảm lãi suất và thúc đẩy nền kinh tế vì lãi suất thực tại các nước này vẫn đang ở mức cao.
Lãi suất thực, ngoại trừ Trung Quốc, dao động trong khoảng 0,5%-1,2%, nhưng chúng tôi dự đoán các nước vẫn phải chịu áp lực chống lạm phát, và điều này sẽ làm tăng hơn nữa tính linh hoạt chính sách của các nước trong khu vực”, Chan cho biết.
Theo tính toán của AllianceBernstein, lãi suất cho vay thực kỳ hạn 1 năm của Trung Quốc đang ở mức 3,16%, Indonesia 1,25% và Malaysia 0,95%. Các nước châu Á – nhất là Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc – có khả năng thúc đẩy tài khóa cũng như tiền tệ.
Thâm hụt ngân sách năm 2011 của Trung Quốc chỉ ở mức khiêm tốn 1% GDP, giúp nước này có nhiều cơ hội theo đuổi “chính sách tài khóa chủ động”. Vì Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài phía trước và còn nhiều việc phải làm trước khi đạt đến giai đoạn kinh tế phát triển, nên AllianceBernstein cho rằng chính phủ nước này có vẫn còn nhiều cơ hội kích cầu bằng cách “theo đuổi” các dự án đầu tư mới nếu cần thiết.
Tuy nhiên, ông Chan cũng lưu ý rằng các nước châu Á có tiềm lực tài khóa và tiền tệ khác nhau trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
“Phần lớn các nền kinh tế châu Á đang chịu ảnh hưởng lớn hơn so với năm 2008, với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nợ trên GDP. Vị thế tài khóa của hầu hết các nước khu vực này xấu hơn nhiều so với thời điểm trước khi Lehman Brothers sụp đổ năm 2008. Chỉ có Hong Kong và Singapore được dự đoán có thặng dư ngân sách trong năm 2012”, ông Chan nói thêm.
Marc Faber, nhà kinh tế học bi quan có tiếng và tác giả của bản tin Boom, Gloom & Doom, cho biết, ông chắc chắn “100%” rằng thế giới đang hướng đến cuộc suy thoái thứ 2.
“Theo tôi, suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra trong quý IV năm nay hoặc đầu năm tới”, Faber phát biểu với CNBC.
Nguồn CNBC/DVT