Thứ Bảy | 16/11/2013 14:11

Châu Á cần phát triển thị trường trái phiếu để tránh rơi vào khủng hoảng

Thị trường châu Á có thể giảm thiểu những tác động từ việc nước ngoài rút vốn bằng cách phát triển thị trường trái phiếu trong khu vực.

Những sự kiện xảy ra trong mùa hè này cho thấy các sựkiện xảy ra ở nơi khác vẫn đang chi phối vận mệnh của kinh tế châu Á. Một luồngvốn lớn đã rút khỏi khu vực vào tháng 5 do những lo ngại về việc Cục dự trữ liênbang Mỹ FED sẽ giảm dần việc mua bán trái phiếu, trọng tâm trong chính sách nớilỏng định lượng. Thị trường châu Á sau đó đã phục hồi trong tháng 9 khi có tinFED sẽ trì hoãn kế hoạch này. Tuy nhiên, khả năng đầu cơ có thể quay trở lạikhi Mỹ vừa công bố những thông tin khả quan về tình hình việc làm hôm thứ sáu vừaqua.

Sự dịch chuyển này có thể gây tác động đáng kể lên sựphát triển của châu Á bởi phần lớn nguồn vốn được dùng để tài trợ cho các dự áncông cộng và đầu tư vào các công ty. Ước tính rằng từ nay đến năm 2030, châu Ácần khoảng 11,500 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và duy trì công ăn việclàm cho khoảng 650 triệu người chuyển đến các thành phố sinh sống.

Hiện nay ở châu Á, dòng tiền từ tiết kiệm chuyển sangđầu tư chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Không kể đến các thị trường pháttriển nhất châu Á, tổng khoản vay ngân hàng ở các nước thường vượt quá 100% GDP,trong khi thị trường trái phiếu chỉ tương đương 30% GDP. Điều này đã tập trungrủi ro vào hệ thống ngân hàng, tạo ra sai lệch kỳ hạn trên bảng cân đối ngânhàng và làm giảm cơ hội đầu tư qua các kênh khác.

Có một tín hiệu tốt là tỷ lệ gửi tiết kiệm của khu vựcnói chung tương đối cao so với các nền kinh tế phát triển. Tỷ lệ tiết kiệmtrong dân cư ở các nước OECD là dưới 5% trong khi tỷ lệ này ở Ấn Độ là gần 25%,ở Trung Quốc là gần 30%. Điều đó có nghĩa một khi có cấu trúc thị trường hợplý, nhu cầu về tiền đầu tư vẫn có thể được đảm bảo.

Để tăng khả năng tự đáp ứng vốn, châu Á cần phát triểnthị trường vốn trong nước. Đã có những dấu hiệu tích cực như tổng giá trị tráiphiếu, ngoại trừ Nhật Bản, đã tăng 460% trong 10 năm qua, đạt mức 6,500 tỷ USDvào cuối năm 2012. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng không hẳn là một cơ sở vữngchắc vì so với Mỹ nơi tổng thị trường trái phiếu trị giá 38.100 tỷ USD, con sốnày còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, sự phát triển thị trường trái phiếu ở cácquốc gia là không đồng đều, trong đó 3,800 tỷ USD trái phiếu có nguồn gốc từTrung Quốc.

Một trong những thách thức lớn nhất ở thời điểm nàylà các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý ở mỗi nước áp dụng những quy định khácnhau đối với nhà đầu tư nước ngoài , đối với việc áp thuế và xử lý ngoại hối.Chu kỳ thanh toán ở các thị trường cũng khác nhau. Các nhà đầu tư thận trọng vớicác công ty xếp hạng tín dụng địa phương vốn chưa có danh tiếng. Ngay cả ngônngữ địa phương cũng là một vấn đề trong các thủ tục và giao dịch.

Các nhà quản lý châu Á đang nỗ lực giải quyết nhữngthách thức đặt ra.

Nguồn Wall Street Journal/ Dân Việt


Sự kiện