Chăn nuôi dê và bài toán thuế suất tối ưu
Chăn nuôi dê là một trong những ngành kinh tế lâu đời nhất trên thế giới. Đó là bởi dê là loài sinh sản xuất sắc, dễ nuôi và chóng lớn.
Một con dê cái trung bình sinh ra 2 dê con mỗi năm. Thực hiện một phép tính đơn giản sẽ cho thấy rằng nếu bạn bắt đầu với 2 chú dê, bạn có thể tăng gấp đôi đàn của mình mỗi năm. Vì vậy, trong 10 năm bạn sẽ có gia tài giàu có với khoảng hơn 1.000 (2^10 = 1024) con dê.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi dê có phần phức tạp hơn người ta tưởng. Trước hết, tuổi thọ trung bình của một con dê là khoảng 10 năm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất khoảng 10% của đàn mỗi năm. Ngoài ra, trong khi dê có thể sinh 2 dê con mỗi năm, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 75%, như thế mỗi con dê cái sẽ chỉ sinh sản trung bình 1,5 con dê con. Nếu tính ra thì khi bắt đầu với 10 con dê cái, bạn sẽ có khoảng 1.496 con dê cái sau 10 năm.
Vì nuôi dê là một cách làm kinh tế khá đơn giản, nên cũng khá dễ dàng để tính tới tác động của thuế tới việc nuôi dê. Giả sử chính phủ tới và tính các số liệu về số lượng dê mới mỗi năm trong thuế dê, người ta có thể dễ dàng tính được tác động của quy mô đàn và cuối cùng là chính phủ sẽ thu được bao nhiêu trong 10 năm với các mức thuế khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức thuế suất tối ưu là khoảng 20 - 30% để tối đa hóa doanh thu trong 10 năm.
Lý do doanh thu thuế sẽ giảm nếu thuế suất trên 30% khá đơn giản. Nếu chính phủ áp thuế với nhiều dê hơn, những người chăn nuôi dê sẽ giảm số dê sinh sản năm sau đó. Đàn dê nhỏ hơn thì số dê mới bị đánh thuế mỗi năm sau đó cũng sẽ giảm đi. Ở vị trí một người nông dân thì nó cũng làm giảm đáng kể quy mô của đàn.
Dưới đây là bảng tính doanh thu thuế 10 năm lũy kế khi bắt đầu với 10 con dê cái, thuế được thu trong năm 10 và quy mô đàn sau 10 năm:
Doanh thu thuế và quy mô đàn (số dê cái) ở các mức thuế |
Đối với chăn nuôi dê, bảng trên rõ ràng cho thấy thuế suất trên 30% khiến cả những người chăn dê và chính phủ nghèo đi. Thực tế, doanh thu dài hạn (10 năm) sẽ tốt hơn nếu thuế suất ở mức 20%.
Cần lưu ý tới hiệu ứng tài sản trong ví dụ này. So sánh thuế suất 30% với 20%, doanh thu bổ sung là 7 con dê trong 10 năm cho chính phủ, như quy mô của đàn giảm 232 con đối với người chăn nuôi dê. Trong ví dụ này, có ảnh hưởng cấp số nhân cụ thể với chi tiêu chính phủ bổ sung. Chi tiêu chính phủ phá hủy tài sản với một bội số của những gì thu được từ người nông dân.
Đây là một loại đường cong doanh thu chính xác như những gì mà Arthur Laffer dự đoán với Đường cong Laffer (Laffer Curve). Laffer chỉ ra rằng có hai điểm doanh thu cho biết rõ mức thuế suất. Ở mức thuế suất bằng 0%, doanh thu thuế là 0; và ở mức thuế suất 100%, doanh thu thuế cũng bằng 0. Ở một điểm nào đó giữa 2 giới hạn đó thì cho ta mức doanh thu thuế tối đa.
Đường cong Laffer: t* là thuế suất mà thu nhập cực đại được tạo ra. Đường cong Laffer là sự miêu tả quan hệ giữa các mức thuế suất có thể với mức thu ngân sách nhà nước được tạo ra từ đó. Nó minh họa khái niệm độ co giãn của thu nhập chịu thuế - nghĩa là, thu nhập chịu thuế sẽ thay đổi theo các thay đổi trong việc áp dụng thuế suất. Nó mặc nhiên công nhận rằng sẽ không có thu nhập thuế ở các mức thuế suất tột cùng là 0% và 100% và rằng phải có ít nhất một mức thuế suất mà khi đó thu nhập thuế sẽ là cực đại lớn hơn 0. |
Cũng cần lưu ý rằng đường cong được nhắc tới ở trên còn là giới hạn vật lý cho quy mô của đàn dê. Đường cong Laffer cho thấy rằng hoạt động chăn nuôi dê sẽ giảm khi thuế suất tăng do không khuyến khích làm việc. Trên cơ sở này, thuế suất tối ưu sẽ thấp hơn đỉnh giới hạn vật lý. Đây là một điểm quan trọng trong cuộc tranh luận về việc tăng thuế doanh thu.
Ở Mỹ, Tổng thống Obama đang chỉ muốn tăng thuế đánh vào người giàu - những người đang ở phía dốc xuống của đường cong trong khi chẳng làm gì để tăng thuế với 47% những người không phải đóng thuế thu nhập nổi tiếng. Dựa trên đường cong này, người ta dự báo doanh thu thuế sẽ giảm nếu kế hoạch của ông Obama thành công.
Với những người chăn nuôi dê, chính phủ cần thiết và đóng một vai trò rất quan trọng. Chính phủ ngăn cản kẻ thù bên ngoài xâm nhậm và mang dê đi (quốc phòng), ngăn cản những người khác ăn trộm dê (luật pháp), hay ai đó đuổi người chăn dê ra khỏi khu đất mà họ dùng để chăn dê (bảo vệ quyền sở hữu).
Trong ví dụ với việc nuôi dê này, điều quan trọng không phải liệu chính phủ đang nhận được những con dê thông qua loại thuế mới (thuế thu nhập), vay mượn dê từ đàn (thâm hụt chi tiêu), hay ăn trộm dê trong đêm (nợ tiền). Khi chính phủ lấy đi những con dê bằng bất cứ cách nào thì cũng phá hủy tài sản và làm doanh thu thuế trong tương lai giảm.
Điều quan trọng nhất để kích thích tăng quy mô đàn dê và từ đó tăng doanh thu thuế là giảm số dê chính phủ lấy đi mỗi năm (giảm chi tiêu).
Nguồn DVO/Realclearmarket