Thứ Năm | 15/11/2012 11:37

Chân dung thành viên Ban thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc

Ban thường vụ Bộ Chính trị mới của Trung Quốc được cơ cấu lại giảm còn 7 thành viên.
Các thành viên của bộ chính trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến đường lối kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc. Dưới đây là 7 nhân vật vừa được bầu vào Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.

1. Tập Cận Bình

Tập Cận Bình hiện giữ chức phó chủ tịch nước Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình được bầu làm bí thư đảng cộng sản và chủ tịch hội đồng quân ủy Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình được bầu vào bộ chính trị trong đại hội Đảng năm 2007 và trước đại hội đảng Trung Quốc lần này giữ chức ủy viên thường vụ bộ chính trị, phó chủ tịch quân ủy trung ương, bí thư ban bí thư trung ương, hiệu trưởng trường đảng trung ương đảng cộng sản Trung Quốc đồng thời là phó chủ tịch Trung Quốc. Ông đã được bầu vào vị trí bí thư đảng cộng sản và chủ tịch hội đồng quân ủy trung ương Trung Quốc trong kỳ đại hội lần này.

Tiểu sử

Tập Cận Bình, sinh ngày 1/6/1953 tại Bắc Kinh là con trai cựu phó thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông Tập Trọng Huân là người giám sát việc xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc trong những năm 1980 khi cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình mở ra hướng phát triển vùng duyên hải Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình được gửi về nông thôn trong một cuộc cách mạng văn hóa và sống ở đó suốt 6 năm. Sau đó, ông trở lại Bắc Kinh và theo học ngành kỹ sư hóa chất tại Đại học Thanh Hoa. Ông cũng có bằng tiến sĩ chuyên ngành lý luận chủ nghĩa Mác và giáo dục tư tưởng chính trị tại Đại học Thanh Hoa.

Ông Tập mãn nhiệm chức bí thư ban bí thư trung ương vào tháng 10 năm nay và dự kiến sẽ là người đứng đầu nhà nước vào tháng 3/2013 sau khi giữ chức tổng bí thư đảng cộng sản và chủ tịch hội đồng quân ủy trung ương Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình đã từng kết hôn với con gái của một đại sứ Trung Quốc ở Anh và đầu những năm 1980 ông làm trợ lý cá nhân trong một thời gian ngắn cho một người bạn thân của cha ông, sau này trở thành bộ trưởng quốc phòng. Hiện tại, phu nhân của ông là Bành Lệ Viện, một ca sĩ nổi tiếng đồng thời mang hàm thiếu tướng của lực lượng văn công quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Hai ông bà có một con gái là Tập Minh Trạch đang học tại Đại học Harvard.

Ưu tiên về chính sách

Tập Cận Bình đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Ông cũng muốn đẩy mạnh tự do hóa thị trường đối với mảng đầu tư nước ngoài đồng thời muốn phát triển Thượng Hải thành 1 trung tâm tài chính và thương mại.
2. Lý Khắc Cường

Ông Lý Khắc Cường hiện đang giữ chức phó thủ tướng Trung Quốc
Ông Lý Khắc Cường hiện đang giữ chức phó thủ tướng Trung Quốc

Ông Lý Khắc Cường hiện đang giữ chức phó thủ tướng Trung Quốc, đồng thời là ủy viên bộ chính trị ương ương đảng Cộng sản và nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng thay cho ông Ôn Gia Bảo vào tháng 3/2013.

Tiểu sử
Không giống như nhiều lãnh đạo Trung Quốc khác, Lý Khắc Cường sinh ra trong một gia đình ít có thân thế hơn. Sinh năm 1955 ở tỉnh An Huy, ông được cử đến làm việc tại một vùng nông thôn 2 năm trong suốt cuộc cách mạng văn hóa. Năm 1978, ông là một trong những sinh viên đầu tiên của đại học luật Bắc Kinh, nơi ông giữ chức thư ký ủy ban đoàn thanh niên cộng sản. Ông có bằng cử nhân luật và bằng tiến sĩ kinh tế của trường đại học này.

Ông Lý là đồng minh thân cận của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người muốn bổ nhiệm ông làm người kế nhiệm vào năm 2007 nhưng không thành công. Một số nhà cải cách tự do bày tỏ hy vọng rằng ông Lý có thể sẽ là động thực cho sự chuyển đổi chính trị ở Trung Quốc.

Năm 1998, ở tuổi 43, ông Lý đã trở thành chủ tịch trẻ nhất của tỉnh Hà Nam, tỉnh nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc với khoảng 90 triệu dân. .

Ưu tiên về chính sách

Lý Khắc Cường chú trọng đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, các chương trình chăm sóc sức khỏe cơ bản và phúc lợi xã hội. Ông cũng ủng hộ phát triển năng lượng sạch.
3. Trương Đức Giang

Ông Trương Đức Giang là phó thủ tướng phụ trách công nghiệp, giao thông vận tải và năng lượng của Trung Quốc
Ông Trương Đức Giang là phó thủ tướng phụ trách công nghiệp, giao thông vận tải và năng lượng của Trung Quốc
Ông Trương Đức Giang là thành viên của bộ chính trị đồng thời cũng là phó thủ tướng phụ trách công nghiệp, giao thông vận tải và năng lượng của Trung Quốc. Tại đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18, ông được bầu trở thành thành viên Ban thường vụ bộ chính trị.

Tiểu sử

Sinh năm 1946 tại tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc, ông Trương Đức Giang được gửi về nông thôn 2 năm trong cuộc cách mạng văn hóa để sống quần chúng nhân dân, mặc dù cha ông là một vị tướng trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ông Trương theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Kim iI-sung ở Triều Tiên.

Được coi là thành viên của nhóm ủng hộ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, ông Trương Đức Giang đã thay thế Bạc Hy Lai trở thành bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh vào tháng 3/2012, sau khi ông Bạc buộc phải từ chức do liên quan vụ vợ ông là bà Cốc Khai Lai sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood .

Là bí thư của tỉnh Quảng Đông vào năm 2003, ông Trương đã bị chỉ trích rất nhiều do phản ứng chậm chạp của chính quyền trong việc giải quyết nạn dịch SARS.
Ưu tiên về chính sách

Ông Trương Đức Giang được xem là người ủng hộ việc phát triển doanh nghiệp nhà nước độc quyền, thận trọng trước xu hướng các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài hiện đang nắm giữ vai trò quá lớn trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông cũng là người khuyến khích “Chiến lược toàn cầu hóa”và “sáng tạo bản địa” của Trung Quốc.

4. Lưu Vân Sơn

Ông Lưu Vân Sơn hiện là trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc
Ông Lưu Vân Sơn trước đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 là trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng cộng sản Trung Quốc

Ông Lưu Vân Sơn, 65 tuổi trước đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 là ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tuyên giáo trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tiểu sử

Ông Lưu Vân Sơn tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm và sau đó theo học tại trường đảng trung ương. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị với vị trí là một giáo viên sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền và phóng viên Tân Hoa xã ở khu tự trị Nội Mông.

Dù số lượng thành viên của Ban thường vụ bị giảm từ 9 xuống 7 người, ông vẫn trở thành viên của ủy ban này sau khi nhiều dự đoán ông sẽ gặp khó khăn.

Ông Lưu chỉ phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa bởi ông đến tuổi nghỉ hưu vào năm 2017 khi diễn ra Đại hội đảng tiếp theo của Trung Quốc.

Ưu tiên về chính sách

Lưu Vân Sơn muốn thúc đẩy việc kiểm soát các phương tiện truyền thông và internet một cách nghiêm ngặt hơn đồng thời ông cũng muốn mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc ở nước ngoài.

5. Du Chính Thanh

Ông Du Chính Thanh hiện là bí thư thành ủy Thượng Hải
Ông Du Chính Thanh hiện là bí thư thành ủy Thượng Hải
Ông Du Chính Thanh, 67 tuổi trước đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 là ủy viên bộ chính trị đồng thời là bí thư thành ủy Thượng Hải.

Tiểu sử

Du Chính Thanh sinh năm 1945 ở thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông Du tốt nghiệp Học viện kỹ sư quân sự Cáp Nhĩ Tân, ra nhập đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1964. Ông từng giữ chức bộ trưởng bộ xây dựng Trung Quốc trong giai đoạn 1998 - 2001.

Ưu tiên về chính sách

Du Chính Thanh ưu tiên phát triển khu vực tư nhân và đô thị, đồng thời ông cũng muốn phát triển hệ thống luật pháp và chú trọng tăng trưởng GDP.

6. Vương Kỳ Sơn

Ông Vương Kỳ Sơn hiện giữ chức phó thủ tướng phụ trách kinh tế và tài chính
Ông Vương Kỳ Sơn hiện giữ chức phó thủ tướng phụ trách kinh tế và tài chính

Ông Vương Kỳ Sơn trước đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 giữ chức ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng phụ trách kinh tế và tài chính. Là một trong những nhà thiết lập chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, theo dự báo của các nhà phân tích, Vương Kỳ Sơn sẽ nắm giữ thêm nhiều ảnh hưởng về chính sách kinh tế và tiền tệ sau quá trình chuyển đổi lãnh đạo lần này và nhiều khả năng ông sẽ trở thành một nhân vật quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế như Lý Khắc Cường, người được cho là sẽ trở thành thủ tướng sắp tới.
Tiểu sử

Ông Vương Kỳ Sơn sinh năm 1948 ở Thiên Trấn tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ông tốt nghiệp khoa lịch sử trường Đại học Tây Bắc và bắt đầu sự nghiệp của mình bằng chức vụ trưởng khoa lịch sử đương đại thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc từ năm 1979 đến năm 1982.

Ông Vương Kỳ Sơn gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 2/1983. Ông giữ chức thị trưởng Bắc Kinh trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008, góp phần giúp chính quyền thành phố minh bạch hơn sau vụ che đậy đại dịch SARS vào năm 2003.

Bố vợ của Vương Kỳ Sơn chính là cựu phó thủ tướng Diêu Y Linh. Ông Vương được đánh giá là một chiến binh cứng rắn trên mặt trận ngoại giao, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán với các bộ trưởng tài chính Mỹ. Trong những tháng gần đây, ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo kiên quyết nhất trong việc thực hiện chính sách thắt chặt tài sản nhằm giảm bong bóng nhà đất.

Ưu tiên về chính sách

Vương Kỳ Sơn muốn tự do hóa hệ thống tài chính của Trung Quốc, nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP và cải cách hệ thống thuế đối với các chính quyền địa phương.
7. Trương Cao Lệ

Ông Trương Cao Lệ hiện là bí thư tỉnh Thiên Tân
Ông Trương Cao Lệ hiện là bí thư tỉnh Thiên Tân

Ông Trương Cao Lệ, 66 tuổi trước đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 18 là ủy viên bộ chính trị đồng thời là bí thư tỉnh Thiên Tân, một trong những thành phố phát triển nhanh nhất từ năm 2007.

Tiểu sử

Ông Trương Cao Lệ sinh năm 1946 tại tỉnh Phúc Kiến. Khi mới bắt đầu lập nghiệp, ông làm việc trong một công ty dầu khí ở tỉnh Quảng Đông. Ông gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1973.

Ông Trương giữ chức bí thư đảng ủy Thâm Quyến vào cuối những năm 1990, sau đó chuyển sang làm chủ tịch tỉnh Sơn Đông vào năm 2001 và bí thư đảng ủy tỉnh này trong giai đoạn năm 2002-2007.

Ông Trương Cao Lệ chỉ có thể phục vụ một nhiệm kỳ nữa trước khi nghỉ hưu. Các nhà phân tích cho rằng ưu điểm lớn nhất của ông là hầu như không mắc phải sai lầm nào.

Không giống như Bạc Hy Lai, phương châm của ông Trương Cao Lệ là "nói ít, làm nhiều" và khi được hỏi về thành tựu của mình ở Thiên Tân, ông cho biết ông chỉ đơn giản tuân theo "triển vọng phát triển khoa học" mà chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra.
Ưu tiên về chính sách

Trương Cao Lệ muốn tự do hóa thị trường đối với đầu tư nước ngoài, nâng cao năng suất nền kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Nguồn Tổng hợp/Khampha


Sự kiện