Chân dung người quản khối tài sản đầu tư 500 tỷ USD của Trung Quốc
Khác với người tiền nhiệm, ông Ding Xuedong, 53 tuổi, không có nhiều tiếng tăm. Ông hiện là phó tổng thư ký Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, hay nội các Trung Quốc. Trước kia, ông từng làm việc với các quan chức vốn được coi nhà những nhà cải cách. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông chủ yếu ở Bộ tài chính Trung Quốc và có ít kinh nghiệm về thị trường quốc tế.
Việc bổ nhiệm gây sự chú ý đặc biệt khi CIC – một trong những công cụ đầu tư dựa vào dự trữ ngoại hối hàng đầu của Trung Quốc bắt đầu có sự chuyển hướng thị trường và đối mặt với sự canh tranh ngày càng tăng ở trong nước.
Những năm gần đây, CIC tập trung hướng đầu tư vào bùng nổ tài nguyên toàn cầu và thị trường mới nổi cũng như châu Âu. Tuy nhiên, tốc độ bùng nổ này dường như đang chậm lại và một số lãnh đạo CIC cho rằng chủ tịch mới của CIC cần xác định xem liệu nên định hướng lại đầu tư vào thị trường Mỹ trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi.
Trong khi đó, tại thị trường nội địa, CIC đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, đặc biệt Ủy ban quản lý ngoại hối quốc gia (SAFE) – cơ quan quản lý kho dự trữ ngoại hối lên đến 3,4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. SAFE có thể làm phức tạp hóa nỗ lực của CIC trong việc nhận thêm vốn từ chính phủ.
Không chỉ cạnh tranh trong nước, SAFE cũng bắt đầu tăng cường hiện diện ở CIC. Mới đây SAFE bắt đầu hoạt động tại New York, đầu tư vào bất động sản, các tài sản của Mỹ và đầu tư góp vốn tư nhân. Động thái này cho thấy, cũng giống CIC, SAFE đang tăng cường đầu tư dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vào các khoản cho lợi nhuận cao hơn.
CIC chưa chính thức hiện diện tại thị trường Mỹ và mới hoạt động duy nhất của quỹ ơ Bắc Mỹ là ở Toronto. Những năm gần đây, CIC cũng đa dạng hóa đầu tư từ cổ phiếu tài chính đến năng lượng, hàng hóa và cơ sở hạ tầng. Năng lượng là mảng đầu tư được CIC đặc biệt quan tâm những năm gần đây với quan điểm rằng biến động của thị trường này sẽ tạo sức ép trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn sẽ cho lợi nhuận tốt.
Thành lập năm 2007, CIC hiện là quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ 5 thế giới. Quỹ này có nhiệm vụ đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Đến nay, CIC đã được tăng vốn đáng kể thông qua các đợt bán trái phiếu của Bộ tài chính. Số tiền thu được sẽ dùng để mua ngoại hối từ ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Một số nhà làm chính sách phê phán quan hệ giữa CIC với chính phủ và cáo buộc quỹ này mua bán tài sản nhằm phục vụ chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Các lãnh đạo hàng đầu của CIC được bổ nhiệm trực tiếp vào nội các Trung Quốc nhưng CIC nhấn mạnh họ phân tách rõ ràng giữa hoạt động đầu tư với các chức năng của chính phủ và đưa ra quyết định đầu tư một cách độc lập.
Nguồn WSJ/Dân Việt